Cà Mau: Rừng phòng hộ biển Đông tiếp tục sạt lở



Năm nay thời tiết thay đổi bất thường,Những ngày qua, sóng to, gió lớn kết hợp thủy triều dâng cao làm xảy ra tình trạng sạt lở nặng nề khu vực rừng phòng hộ ven biển Đông thuộc các, huyện trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Sạt lở đã tác động bất lợi đến sản xuất, sinh hoạt của người dân, nhất là các đơn vị, hộ gia đình nhận đất khoán để trồng rừng và nuôi thủy sản.

Kiểm tra các điểm sạt lở khu vực ven biển Hố Gùi.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau,tính đến cuối tháng 3 nhiều tuyến rừng phòng hộ Biển Đông, đoạn từ huyện Năm Căn đến xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển đang bị sạt lở nghiêm trọng, sóng biển đang tiếp tục uy hiếp đất rừng và cây rừng. Hiện nay, trên toàn tuyến đã xuất hiện 4 điểm có nguy cơ sạt lở cao gồm: Vàm Xoáy, Khai Long, Rạch Gốc và Hố Gùi.

Theo báo cáo của UBND xã Tam Giang Đông, huyện Năm Căn tình hình sạt lở trở nên nghiêm trọng hơn, khi các cơn sóng lớn đã làm sạt lở chiều dài hơn 1 cây số tại khu vực ven biển thuộc ấp Hố Gùi. Có đoạn sóng khoét sâu từ bờ biển vào đất liền trên 100 mét, trong đó khoảng 50 mét là rừng phòng hộ rất xung yếu, còn lại là đất nuôi thủy sản. Sạt lở làm ảnh hưởng trên 314 ha đất vuông tôm của Công an tỉnh Cà Mau.

Qua theo dõi của nhành nông nghiệp tỉnh Cà Mau,hiện trạng rừng nhiều năm cho thấy các khu vực này mỗi năm lở sâu vào trong đất liền từ 30 đến 40 m. Qua theo dõi hiện trạng rừng nhiều năm cho thấy, các khu vực này mỗi năm lở sâu vào trong đất liền từ 30 đến 40 m. Thời điểm lở nhiều nhất từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau. Tuy hiện nay mức độ sạt lở chưa cao, nhưng về lâu dài cần phải khẩn trương đầu tư xây dựng kè bảo vệ những khu vực rừng phòng hộ ven biển và đảm bảo an toàn cho hàng ngàn hộ dân sinh sống bên trong đai rừng phòng hộ an tâm sinh sống và sản xuất.

Một đoạn rừng bị sạt lở trên tuyến rừng phòng hộ biển Đông

Thông tin với đoàn công tác ,Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) vào ngày 18/3 về những thách thức và tác động do biến đổi khí hậu; chiến lược khả năng chống chịu biến đổi khí hậu của tỉnh Cà Mau, nhằm giúp Cà Mau thích ứng với biến đổi khí hậu. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, ông Lê Văn Sử cho biết: “biến đổi khí hậu đã làm ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực ở tỉnh Cà Mau, tình trạng sạt lở ven biển, ven sông khá lớn. Cà Mau có chiều dài bờ biển 254 km, nhưng có đến 100 km đang trong tình trạng sạt lở; trong đó, có khoảng 40 km sạt lở nghiêm trọng.

Trong thời gian qua, từ nhiều nguồn kinh phí,tỉnh Cà Mau đã triển khai nhiều giải pháp công trình để ứng phó do tính khẩn cấp khoảng 22km, tổng vốn đầu tư khoảng 640 tỷ đồng.Ngoài ra, tình trạng nước biển dâng cũng đã làm cho nhiều vùng sản xuất trong tỉnh bị ngập, các công trình hạ tầng công cộng như: đường, trường học, trạm y tế…đều bị ngập khi triều cường dâng. Tình trang nước biển dâng không chỉ ảnh hưởng đến sản xuất mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt, an toàn người dân. Giải pháp mà ngành chức năng đưa ra để phòng, chống sạt lở là làm kè ngầm kiên cố để tại bãi khôi phục đay rừng phòng hộ. Tuy nhiên nguồn vốn đầu tư lớn, ngân sách của địa phương khó đáp ứng. Toàn tuyến rừng phòng hộ biển Đông dài khoảng 146 km nhưng chỉ mới đầu tư 2 km kè kiên cố.

Hiện tại, nhu cầu di dời những hộ dân là đối tượng dễ bị tổn thương rất lớn, tuy nhiên tỉnh chưa đủ nguồn lực để bố trí cho nhiệm vụ này. Riêng những đối tượng đã được bố trí tái định cư vẫn chưa đảm bảo sinh kế để ổn định cuộc sống,ông Sử chia sẻ với đoàn Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức .

Theo nhận định của các cơ quan chuyên môn,với tình hình thời tiết bất lợi như hiện nay, nếu không có giải pháp khắc phục kịp thời, sạt lở sẽ tiếp tục đe dọa đến đời sống của người dân trên lâm phần. Đặc biệt là diện tích rừng phòng hộ rất xung yếu có nguy cơ bị thiệt hại nặng nề.

Nguồn: Giang Sơn – TN&MT

Tin khác đã đăng