Colombia trao quyền môi trường cho sông Atrato



Các quyền của sông Atrato, Colombia bao gồm "bảo vệ, bảo tồn, duy trì và phục hồi" đặt ra một gánh nặng đáng kể cho nhà nước để đảm bảo những quyền này được thi hành.

Hồi tháng 3/2017, một tòa án ở Uttarakhand, Ấn Độ đã phán quyết rằng sông Ganga và Yamuna và các hệ sinh thái liên quan của chúng có “tư cách pháp nhân, với tất cả các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm tương ứng … để bảo vệ và bảo tồn chúng”. Nhưng điều này có ý nghĩa gì và làm thế nào có thể giữ gìn và bảo vệ quyền của một con sông?

Nếu sông Hằng ở Ấn Độ có các quyền hợp pháp như quyền của con người, liệu rằng người dân có nên tắm trên sông? Ảnh: Eric Parker

Theo tờ Thethirdpole.net, Nick Mount, Phó Giáo sư ngành tin học tại Đại học Nottingham ở Anh cho biết dòng sông Atrato của Colombia được trao quyền hồi tháng 5/2017, là một lời nhắc nhở mạnh mẽ rằng trao quyền về môi trường không giống như việc thực thi quyền này.

Trao quyền về môi trường cho sông Atrato

Nhân quyền cơ bản hiện nay được công nhận trên khắp thế giới. Tuy nhiên, con người không thể tồn tại mà không có thế giới tự nhiên. Vậy chúng ta cũng nên trao quyền cho các thực thể môi trường? Ý tưởng này đã kéo dài trong những năm gần đây và chính các con sông đã trở thành những đối tượng tiên phong trong sự phát triển của luật pháp.

Sông thường có những đặc tính văn hoá và tinh thần mạnh mẽ như các thực thể sống thiêng liêng hoặc những sinh vật sống động. Những hiểu biết hiện tại này đã củng cố cho các hành động pháp lý ở New Zealand và Ấn Độ – nơi cấp cho các con sông những quyền tương đương với con người.

Tại Colombia, hồi tháng 5/2017, Toà án Hiến pháp của nước này trao quyền cho Atrato, một con sông chảy qua “điểm nóng về đa dạng sinh học” của rừng nhiệt đới tây bắc Thái Bình Dương của Colombia.

Quyết định này có nhiều sự khác biệt so với những quyết định khác vì những lập luận pháp lý nhấn mạnh chủ nghĩa duy lý hơn là chủ nghĩa hiện sinh. Ở Colombia, dòng sông Atrato đã được trao quyền bởi những gì con sông này cung cấp cho cuộc sống con người chứ không phải vì nó được đánh đồng với cuộc sống của con người. Những quyền lợi về “văn hoá sinh học” của sông này hiện nay bao gồm “bảo vệ, bảo tồn, duy trì và phục hồi” sông. Điều này đã đặt một gánh nặng đáng kể cho Colombia để đảm bảo các quyền được thi hành, đồng thời, yêu cầu người dân địa phương được trao quyền quản lý dòng sông này một cách hợp lý.

Bối cảnh chính trị Colombia và cuộc nội chiến gần đây làm cho điều này càng khó khăn. Atrato nằm ở Chocó Department – nơi nghèo nhất Colombia và là một trong những vùng bị cô lập về mặt địa lý nhất. Mặc dù có thỏa thuận hòa bình năm 2016 giữa Chính phủ và Lực lượng Vũ trang Cách mạng Colombia (FARC) nhưng Chocó vẫn là thành trì của một loạt các nhóm dân quân bán quân sự và chống chính phủ – những người vẫn chưa khởi kiện vì hòa bình.

Đáng chú ý, điều này có nghĩa là các lực lượng dân quân vẫn kiểm soát được các mỏ giàu chất vàng “Placer” của Atrato – vàng tích tụ trong trầm tích sông. Việc khai thác bất hợp pháp trầm tích này đã không được kiểm soát trong ba thập niên qua mà không có nỗ lực giảm nhẹ hoặc thậm chí giám sát tác động môi trường. Các quyền mới của Atrato đòi hỏi con sông này phải được bảo vệ và được phục hồi. Nhưng nếu không có dữ liệu cơ sở toàn diện, thật khó để biết việc trao quyền có ý nghĩa như thế nào.

Thực tế hóa những quyền lợi trên lý thuyết

Trong bối cảnh này, Phó Giáo sư Nick Mount đã đi đến lưu vực Atrato vào tháng 8/2017, như là một phần của cuộc thám hiểm nhỏ của các nhà nghiên cứu thuộc các trường Đại học Anh và Đại học Kỹ thuật Chocó. Các nhà nghiên cứu cùng với những luật sư từ Tierra Digna, tổ chức phi chính phủ chịu trách nhiệm vận động cho Atrato. Mục tiêu là thực tế hóa quyền lợi trên lý thuyết của con sông này.

Trọng tâm là hướng vào một trong những nhánh chính của sông Atrato, Rio Quito. Lời khai của địa phương và phân tích gần đây về hình ảnh vệ tinh cho thấy hơn 100 km sông Quito và vùng ngập lũ đã gần như hoàn toàn bị phá hủy trong vòng chưa đầy 20 năm.

Thực tế trở nên trầm trọng. Xói lở bờ sông và khai thác cơ giới hóa quy mô lớn đã để lại vài trăm km vuông chất thải mỏ dọc trên Rio Quito. Ở một số nơi, mặt đất bị ô nhiễm nặng nề với thuỷ ngân và thực vật không thể khôi phục lại.

Máy đào và máy xúc công nghiệp đã định hình lại dòng sông đến mức lũ lụt theo mùa thường xuyên không còn xảy ra, phá vỡ chu kỳ sống còn của chất dinh dưỡng và cácbon giữa sông và vùng ngập lũ. Kết quả là, sông Quito đã trở nên đục, phá hủy môi trường sống của cá và ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước uống của người dân.

Việc khai thác mỏ ở lưu vực Atrato cũng đã di dời hàng chục người Afro-Colombian và người bản xứ ra khỏi đất của họ. Một số lãnh đạo cộng đồng chống lại đã bị thương hoặc thậm chí bị giết. Đặc biệt, những phụ nữ phải sơ tán chịu tổn thương nghiêm trọng bởi bạo lực tình dục. Nhiều trường hợp còn bị dị tật bẩm sinh và tổn thương da do tiếp xúc hóa học và ngộ độc thủy ngân.

Dòng sông Atrato nói chung và Rio Quito nói riêng là một lời nhắc nhở mạnh mẽ rằng trao quyền về môi trường không giống như việc thực thi chúng. Những quyền này không tồn tại trong một khoảng trống và chúng sẽ chỉ được thực hiện nếu hệ thống chính trị, kinh tế xã hội và văn hoá hỗ trợ chúng.

Ở lưu vực Atrato, sự thay đổi có thể bắt đầu bằng việc lập bản đồ và giám sát hiệu quả. Chúng ta cần phải biết nơi bị ô nhiễm do khai thác mỏ, đặc biệt là trầm tích và thuỷ ngân. Chúng ta cũng cần phải hiểu cách khai thác vàng phù hợp với nền kinh tế chính trị xung đột và bạo lực tại Department of Chocó. Những cộng đồng địa phương cũng phải được trao quyền để tham gia vào việc xác định các giải pháp bền vững.

Nguồn: TN&MT

Tin khác đã đăng