ĐBSCL: Liên kết quản lý, khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên



Giai đoạn 2016 – 2020, 13 tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long là Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và thành phố Cần Thơ sẽ thực hiện liên kết phát triển kinh tế - xã hội nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của từng địa phương trong vùng.

Theo Quy chế thí điểm liên kết phát triển kinh tế – xã hội (KT-XH) vùng ĐBSCL giai đoạn 2016 – 2020 mà Thủ tướng vừa phê duyệt, có 3 lĩnh vực liên kết các tỉnh ĐBSCL sẽ thí điểm liên kết, gồm: Sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị đối với các mặt hàng nông nghiệp; tập trung  xây dựng thương hiệu các sản phẩm chủ lực, có thế mạnh của vùng gồm lúa gạo, trái cây và thủy sản.

Quy chế nhấn mạnh việc đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống thủy lợi phục vụ tưới tiêu; phòng chống lũ; kiểm soát xâm nhập mặn; quản lý, khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước; nâng cao hiệu quả sử dụng nước cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản trong mùa khô; xây dựng, nâng cấp hệ thống đê biển, đê bao, cống, đập, vành đai rừng ngập mặn và các dự án bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường thủy, hàng không, cảng sông, cảng biển.

 

Nguồn: K.Linh – Bộ TN&MT

Tin khác đã đăng