Nóng lên toàn cầu khiến đất phát thải ra nhiều khí CO2 hơn



Số lượng khí nhà kính phát ra từ trái đất do biến đổi khí hậu là một chủ đề tranh luận lớn - và nghiên cứu mới đây cho thấy nó có thể đẩy lượng khí thải toàn cầu lên 30%.

Biến đổi khí hậu có thể giải phóng một lượng khí carbon dioxide do hành tinh nóng lên và các khí khác bị khóa trong lòng đất, có thể làm tăng 30% lượng khí thải toàn cầu.
Các nhà khoa học thuộc Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Berkeley thuộc California (Mỹ) đã cố gắng mô phỏng điều gì sẽ xảy ra khi các lớp đất dày (0,99 m) tiếp xúc với nhiệt độ 4oC (7,2 độ Fahrenheit) nóng hơn bình thường – nơi nhiệt độ trung bình toàn cầu dự kiến tới năm 2100 khi không có nỗ lực ngăn chặn phát thải do con người tạo ra. Họ phát hiện đất bắt đầu “chối bỏ” carbon bị mắc kẹt sâu thậm chí ở dưới lòng đất.Câu hỏi bao nhiêu lượng CO2 bị mắc kẹt và các hợp chất cacbon khác như khí mê-tan phát tán ra khỏi đất nóng đã được xem xét kỹ lưỡng trong những năm gần đây. Phát thải nhiều hơn lượng carbon dưới lòng đất có thể tạo ra một vòng lặp phản hồi cacbon, sản sinh nóng thêm và giải phóng nhiều lượng khí thải hơn trong quá trình này.

Do gấp khoảng ba lần lượng cacbon hữu cơ bị khóa chặt vào trong mặt đất hiện đang nổi trên không, nghiên cứu mới cho thấy chúng ta có thể có một vấn đề lớn ở dưới bàn chân mình.

Tác giả của nghiên cứu, Margaret Torn, một nhà sinh thái học và nhà sinh học tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Berkeley (California, Mỹ) cho biết “Lớp đất sâu hơn chứa rất nhiều cacbon, và công trình của chúng tôi cho thấy đây là một phần quan trọng cung cấp cho chúng ta hiểu biết về phản hồi tiềm năng của đất đối với khí hậu hành tinh.”

Khí thải carbon từ đất có thể tăng lên nhiều hơn mức mà chúng ta nghĩ trước đó khi nhiệt độ tăng cao. Caitlin Hicks Pries (cạnh máy tính) và các đồng nghiệp theo dõi phát thải từ một khu rừng ở chân núi Sierra Nevada.
Margaret Torn cho hay, phần lớn lượng CO2 dư thừa này sẽ xuất phát từ đất ở những vùng sâu. Đất che phủ khoảng 2/3 diện tích không có băng đá của Trái đất và lưu trữ gần 3 nghìn tỷ tấn cacbon hữu cơ – nhiều hơn ba lần lượng cacbon trong bầu khí quyển. Các sinh vật chết như cây cối góp phần trữ lượng cacbon này, và các vi khuẩn nhão carbon thải một số lượng carbon này vào trong không khí như CO2. Nhiệt độ tăng sẽ kích thích các vi khuẩn tăng tốc độ tiêu thụ thực vật, các nhà khoa học cảnh báo, chúng giải phóng CO2 nhiều hơn vào không khí.Khi hành tinh ấm lên, cacbon vốn bị giữ trong đất của Trái đất có thể trốn thoát vào khí quyển nhanh hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây. Trong trường hợp xấu nhất của biến đổi khí hậu, phát thải carbon dioxide từ các vi khuẩn trong đất có thể tăng từ 34% – 37% vào năm 2100, báo cáo nghiên cứu đăng trực tuyến vào ngày 9/3 trên tạp chí Science. Các nghiên cứu trước đây dự đoán mức tăng từ 9% – 12% là khiêm tốn hơn nhiều nếu không có nỗ lực để hạn chế biến đổi khí hậu. Những phát thải thêm này có thể làm tăng thêm rất nhiều sự ấm lên toàn cầu.

 

Nguồn: moitruong

Tin khác đã đăng