Rửa tay bằng xà phòng và thúc đẩy thị trường vệ sinh



Chiến lược Truyền thông Thay đổi hành vi Vệ sinh Hộ gia đình và Rửa tay bằng xà phòng, Thúc đẩy thị trường vệ sinh khu vực miền Núi phía Bắc, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ là tài liệu hướng dẫn cho các cán bộ quản lý cấp Trung ương thuộc Cục Quản l{ […]

Chiến lược Truyền thông Thay đổi hành vi Vệ sinh Hộ gia đình và Rửa tay bằng xà phòng, Thúc đẩy thị trường vệ sinh khu vực miền Núi phía Bắc, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ là tài liệu hướng dẫn cho các cán bộ quản lý cấp Trung ương thuộc Cục Quản l{ Môi trường Y tế (Bộ Y tế), Sở Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng, cán bộ tuyên truyền cấp xã, thôn các tỉnh miền Núi phía Bắc, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ triển khai thực hiện các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi đối với hộ gia đình và thúc đẩy thị trường vệ sinh nhằm cải thiện điều kiện và thực trạng vệ sinh cho cộng đồng nông thôn tại những tỉnh tham gia chương trình, góp phần giảm tỷ lệ nhiễm các bệnh liên quan đến vấn đề vệ sinh môi trường.

Các cán bộ truyền thông tại địa phương có thể linh hoạt lựa chọn triển khai các hoạt động truyền thông được gợi ý trong bản định hướng chiến lược này để phù hợp với ngân sách và thực tiễn địa phương.

PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG

Tại Việt Nam, vấn đề tăng cường tiếp cận vệ sinh và nước sạch cho khu vực nông thôn và người nghèo là một trong những mục tiêu quốc gia trọng điểm mà Chính phủ đã và đang nỗ lực thực hiện thông qua các Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Vấn đề Nước sạch và Vệ sinh Nông thôn, đặc biệt Chương trình Mục tiêu quốc gia 3 (NT3 từ 2012-2015) và Chương trình
Xây dựng Nông thôn mới trong giai đoạn sắp tới.

Để hỗ trợ thêm cho chương trình Mục tiêu Quốc gia 3, đặc biệt trong việc thúc đẩy cải thiện vệ sinh nông thôn, Ngân hàng Thế giới đã hỗ trợ cho Chính phủ Việt Nam thông qua Cục Quản l{ Môi trường Y tế Việt Nam (Cơ quan quản lý vấn đề vệ sinh nông thôn – Bộ Y tế)

Chương trình Mở rộng Quy mô Vệ sinh và Nước sạch Nông thôn Dựa trên Kết quả (RBSupRSWS) tại 21 tỉnh miền núi Phía Bắc và Tây Nguyên – Nam Trung Bộ (MNPB-TN-NTB), giai đoạn 2016-2020.

Chương trình Mở rộng Quy mô Vệ sinh và Nước sạch Nông thôn Dựa trên Kết quả (RBSupRSWS) được chia ra làm 3 hợp phần:

– Hợp phần 1: Cấp nước nông thôn;

– Hợp phần 2: Vệ sinh nông thôn;

– Hợp phần 3: Nâng cao năng lực, truyền thông và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình.

Một trong những nội dung quan trọng trong lĩnh vực Vệ sinh nông thôn của Chương trình RB-SupRSWS là áp dụng và triển khai các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi và thúc đẩy thị trường vệ sinh đồng bộ từ cấp trung ương tới địa phương (cấp xã/thôn/bản) nhằm cải thiện thói quen rửa tay bằng xà phòng, chấm dứt phóng uế bừa bãi và tăng cường sử
dụng nhà tiêu HVS.

Để đảm bảo tính đồng bộ, nhất quán trong mục tiêu truyền thông thay đổi hành vi và thúc đẩy thị trường vệ sinh và xây dựng được một Chiến lược tổng thể từ cấp Trung ương tới địa phương, việc xây dựng một Chiến lược Vệ sinh nông thôn, kèm theo kế hoạch triển khai thực hiện các cấp và các bộ công cụ/tài liệu/sản phẩm truyền thông là vô cùng cần thiết.

Chiến lược truyền thông thay đổi hành vi dưới đây là một bản đề xuất tổng thể bao gồm ý tưởng sáng tạo, các công cụ truyền hông, các hoạt động và kế hoạch thực hiện chi tiết từcấp Trung ương tới địa phương, dựa trên các nghiên cứu và phân tích sâu về đối tượng truyền thông, tâm lý hiện hữu (động cơ rào cản), nhằm đạt được các mục tiêu truyền thông và hành vi thay đổi mong muốn.

Chiến lược thúc đẩy thị trường vệ sinh là một bản đề xuất tổng thể bao gồm các thay đổi kỹ thuật của sản phẩm vệ sinh đối với khu vực MNPB-TN, các mô hình kinh doanh để phát triển chuỗi cung ứng các sản phẩm và dịch vụ vệ sinh và các công cụ để xây dựng năng lực cho các cơ sở kinh doanh nhằm cung cấp các dịch vụ vệ sinh hiệu quả và bền vững. Chiến lược này được xây dựng dựa trên kết quả nghiên cứu đầu kz và thử nghiệm tại 3 tỉnh đại diện trong khu vực.

Chiến lược truyền thông thay đổi hành vi và thúc đẩy thị trường vệ sinh sẽ là tài liệu hướng dẫn chủ đạo giúp các cấp lãnh đạo, các cấp quản lý, các cán bộ chuyên môn, và các đối tượng thực hiện nhiệm vụ truyền thông từ cấp Trung ương, cấp tỉnh, huyện, cho tới những cán bộ tuyên truyền cấp xã, thôn đều hiểu được mục tiêu của Chiến lược, đối tượng, nội dung của kế hoạch triển khai, công cụ và các hoạt động để đạt được mục đích mong muốn.

Tài liệu này sẽ trình bày chi tiết về Chiến lược truyền thông thay đổi hành vi và thúc đẩy thị trường Vệ sinh nông thôn khu vực MNPB-TN dành cho đối tượng hộ gia đình.

II. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐẾN NĂM 2020

Các mục tiêu truyền thông thay đổi hành vi vệ sinh đến 2020 như sau:

– 100% hộ dân trong 680 xã “Vệ sinh toàn xã” được tuyên truyền, vận động xây và sử dụng nhà tiêu HVS thông qua cung cấp thông tin về các loại nhà tiêu HVS, cũng như cách sử dụng và bảo quản nhà tiêu đúng quy cách;

– 100% hộ dân trong 680 xã “Vệ sinh toàn xã” được cung cấp kiến thức về vệ sinh cá nhân và rửa tay với xà phòng và nước sạch vào các thời điểm quan trọng;

– 100% giáo viên và học sinh các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở (không kể các điểm trường) trong 680 xã “Vệ sinh toàn xã” được cung cấp kiến thức về sử dụng và bảo quản nhà tiêu HVS đúng quy cách, rửa tay với xà phòng và nước sạch vào các thời điểm quan trọng;

– Các chủ cửa hàng, nhà sản xuất vật liệu xây dựng đồng ý trở thành CHTI và đội ngũ cộng tác viên cùng thợ xây của CHTI trong xã “Vệ sinh toàn xã” được đào tạo tập huấn về thị trường vệ sinh, kỹ thuật xây dựng nhà tiêu, lập kế hoạch kinh doanh, kỹ năng bán hàng để xây dựng và phát triển thành hệ thống cửa hàng tiện ích;

– 90% cán bộ TYT xã và y tế thôn bản tham gia thực hiện Chương trình được đào tạo tập huấn về các mô hình thúc đẩy vệ sinh; truyền thông thay đổi hành vi vệ sinh; thúc đẩy thị trường vệ sinh, kiểm tra, giám sát vệ sinh nhà tiêu HGĐ; nhà tiêu trường học và
trạm y tế;

– Các nhà lãnh đạo Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể các cấp, và những người có vai trò lãnh đạo trong cộng đồng như trưởng thôn, già làng, trưởng bản tại địa phương được cung cấp thông tin về tầm quan trọng và các nội dung vệ sinh nông thôn,
và đưa chỉ tiêu tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nhà tiêu cải thiện, số thôn bản đạt ODF, vào các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương các cấp và cam kết thực hiện

>> Tải bản đầy đủ

Tin khác đã đăng