Xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường: Kinh nghiệm từ Đức Phổ



Từ năm 2017 trở về trước, tại Đức Phổ (Quảng Ngãi), ô nhiễm môi trường do quá tải tại bãi rác xã Phổ Thạnh là một trong những vấn đề gây bức xúc trong cộng đồng dân cư. Chính quyền cũng đã nhiều lần họp bàn để tìm phương án giải quyết như tăng nhân, vật lực, xây dựng mới nhà máy xử lý rác thải... tuy nhiên, do ngân sách hạn hẹp nên vấn đề ô nhiễm do rác thải vẫn... “nóng”, được dư luận đặc biệt quan tâm. Trước thực tế đó, UBND huyện đã kêu gọi doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác thải theo hình thức xã hội hóa.

Nhà máy xử lý rác thải Đức Phổ

Giảm chi ngân sách Nhà nước từ xã hội hóa

Ông Trần Em Chủ tịch UBND huyện Đức Phổ cho biết: Trước đây, Đội vệ sinh môi trường trực thuộc huyện Đức Phổ có 40 người, cùng với đó là hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng đi kèm như: xe chở rác, xe bồn tưới cây, trụ sở làm việc… nên hàng tháng, huyện phải chi trả hàng trăm triệu đồng tiền lương cùng các khoản phúc lợi xã hội khác.Tuy nhiên, do dời sống ngày càng phát triển, rác thải phát sinh quá nhiều, không xử lý kịp dẫn đến tình trạng quá tải gây nên ô nhiễm môi trường tại địa phương, khiến nhiều người dân bức xúc. Trước thực trạng đó, trong khi ngân sách còn hạn hẹp, huyện đã có chủ trương thực hiện xã hội hóa công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn. Sau khi xem xét kỹ lưỡng các hồ sơ, phương án, huyện đã chọn Công ty TNHH Công nghệ và Môi trường MD là đơn vị đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác thải tại địa phương và được UBND tỉnh Quảng Ngãi chấp thuận.

Với quy mô đầu tư khoảng 52 tỉ đồng, Nhà máy xử lý rác thải Đức Phổ được xây dựng trên khoảng diện tích rộng hơn 2ha, nằm ở phía nam của huyện và có công suất xử lý khoảng 70 tấn rác/ ngày đêm. Những ngày đầu hoạt động, nhà máy sẽ hoạt động tối đa công suất do vừa phải xử lý khối lượng rác thải hàng ngày từ 15 xã, thị trấn đổ về, vừa phải xử lý dần lượng rác tồn đọng do tình trạng quá tải nhiều năm ở bãi chôn lấp. Không chỉ đảm bảo công tác môi trường, Công ty TNHH Công nghệ và Môi trường MD còn tiếp nhận toàn bộ 40 biên chế từ Đội vệ sinh môi trường sang làm việc tại công ty với mức lương và các chế độ khác đều đảm bảo.

Công nhân thu gom, xử lý rác thải tại thị trấn Đức Phổ

“Biến” rác thành phân hữu cơ

Bà Nguyễn Thị Lan, một người dân sống gần bãi rác cũ, thuộc địa bàn xã Phổ Thạnh cho biết: Trước đây, do bãi rác lộ thiên, không được che đậy, chôn lấp sơ sài, lại luôn trong tình trạng quá tải nên gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Mùi hôi thối, ruồi nhặng bay khắp khu dân cư khiến người dân rất khổ sở. Tuy nhiên, từ khi nhà máy xử lý rác thải Đức Phổ đi vào hoạt động chính thức, tình trạng ô nhiễm đã giảm hẳn. Không chỉ vậy, số lượng rác quá tải cũng được nhà máy vận chuyển đi xử lý ở nơi khác nên môi trường đã được cải thiện hơn rất nhiều.

Bà Lê Thị Mỹ Diệp Giám đốc Công ty TNHH Công nghệ và Môi trường cho biếtược đầu tư công nghệ tiên tiến, mục tiêu của nhà máy là xử lý theo hướng thân thiện với môi trường, các loại rác sẽ được phân loại, tách lọc ra thành nhiều loại: đối với rác thải hữu cơ sẽ được chế biến thành phân vi sinh phục vụ sản xuất nông nghiệp, với rác tái chế, sẽ được chn lọc và đưa vào tái sử dụng phù hợp, riêng đối với rác vô cơ, sẽ sử dụng công nghệ lò đốt tiên tiến để khí thải ra đạt với quy chuẩn Việt Nam.

Nhà máy tiếp tục xử lý rác tồn đọng tại bãi rác cũ thuộc xã Phổ Thạnh

Ông Lê Thanh Tân Phó Chủ tịch UBND huyện Đức Phổ đánh giá,việc xã hội hóa công tác vệ sinh môi trường tại huyện Đức Phổ không chỉ góp phần tinh giản biên chế, giảm chi ngân sách địa phương, giữ gìn môi trường xanh- sạch- đẹp mà còn là bước đệm quan trọng khi huyện trở thành thị xã Đức Phổ trong năm 2018.

 Nguồn: TN&MT

Tin khác đã đăng