Các bước làm sạch không khí trong nhà
Dù bạn đang sống trong ngôi nhà hiện tại hay muốn xây mới hoặc sửa sang lại, hãy luôn quan tâm tới sự trong lành của không khí trong nhà. Để làm điều đó, trước hết, hãy kiểm soát các nguồn không khí vào nhà và thứ hai, tiến hành thông gió cho ngôi nhà của bạn.

Theo cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ, mức độ ô nhiễm không khí trong nhà thường cao gấp 2 đến 5 lần so với ở ngoài trời. Những chất gây ô nhiễm không khí trong nhà bao gồm: khói, khí ga, bụi và các chất gây ô nhiễm khác. Những chất độc hại này thường được sinh ra từ các thiết bị hiện đại trong nhà, như điều hòa, tủ lạnh, bếp ga, v.v…
Thạc sĩ Nguyễn Trinh Hương thuộc Viện nghiên cứu Khoa học kỹ thuật Bảo hộ lao động Việt Nam cho biết nếu xét về mức độ tác động về sức khỏe con người so với các loại ô nhiễm khác, thì ô nhiễm không khí trong nhà có tỷ lệ tử vong cao nhất.
Tổ chức Y tế Thế giới cũng cho biết, ô nhiễm không khí trong nhà được đánh giá là vấn đề nghiêm trọng nhất, vì có tới 80% hoạt động của con người diễn ra trong nhà. Tại môi trường lao động công nghiệp, ô nhiễm không khí có thể gây ra một số bệnh nghề nghiệp như bụi phổi silic, bụi phổi bông, lao phổi, trong đó bệnh bụi phổi silic có thể chiếm tới 74,5% số tích lũy bệnh.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ô nhiễm không khí đô thị làm khoảng 800.000 người chết và 4,6 triệu người giảm tuổi thọ trên thế giới mỗi năm. 2/3 số người chết và giảm tuổi thọ do ô nhiễm không khí thuộc các nước đang phát triển ở châu.
Dù bạn đang sống trong ngôi nhà hiện tại hay muốn xây mới hoặc sửa sang lại, hãy luôn quan tâm tới sự trong lành của không khí trong nhà. Để làm điều đó, trước hết, hãy kiểm soát các nguồn không khí vào nhà và thứ hai, tiến hành thông gió cho ngôi nhà của bạn. Những bước dưới đây, dù đơn giản nhưng đóng vai trò quan trọng để giúp cho bầu không khí trong nhà bạn luôn trong lành.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra hàng trăm nguyên nhân gây ô nhiễm không khí trong ngôi nhà của bạn.
Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm không khí và cách để giữ được bầu không khí trong lành cho ngôi nhà của bạn:
Không khí trong nhà bạn sẽ trong lành hơn, nếu bạn không sử dụng những chất khử mùi và những bình xịt thơm. Vì những chất hóa học trong những sản phẩm này càng tăng mức ô nhiễm không khí trong ngôi nhà của bạn.
Không sử dụng các sản phẩm làm sạch có chứa các chất hóa học tổng hợp. Thay vào đó, bạn nên sử dụng các sản phẩm làm sạch không có chất độc hại và những sản phẩm chứa các chất có nguồn gốc tự nhiên.
Khi làm sạch các vật dụng trong gia đình, bạn nên sử dụng khăn ướt để tránh bụi bay ra từ những vật dụng này và nó sẽ làm ô nhiễm không khí.
Thảm và rèm cửa trong gia đình bạn thường dễ bắt bụi nhất. Do vậy, bạn nên hút bụi cho chúng ít nhất 1 lần/tuần và thỉnh thoảng bạn cũng nên mang chúng đi giặt.
Sử dụng máy rửa bát không có clo. Những nghiên cứu gần đây cho thấy chất clo trong máy rửa bát sẽ kết hợp với nước nóng trong khi rửa bát để tạo thành một loại khí độc hại, làm ô nhiễm không khí trong ngôi nhà của bạn.
Bạn nên mua những đồ đạc trong nhà được làm từ gỗ tự nhiên thay cho gỗ ván ép. Vì gỗ ván ép thường sinh ra chất fomanđêhyt và các chất hóa học độc hại khác sau một thời gian sử dụng.
Những hạt bụi nhỏ li ti do nấm mốc là nguyên nhân gây ra dị ứng hay bệnh dị ứng. Những loại nấm mốc thường phát triển rất nhanh trong môi trường nóng ẩm. Do vậy, bạn nên giữ độ ẩm trong nhà dưới 60% để tránh nấm mốc phát triển.
Tránh sử dụng băng phiến, nước hoa và hút thuốc trong nhà của bạn. Vì chúng là những nguồn gây ô nhiễm không khí lớn nhất cho căn nhà của bạn.
Bạn nên để những vật dụng có chứa chất hóa học cách xa nơi sinh hoạt của gia đình. Bạn có thể tạo một gian cho riêng để cất chúng, như nhà kho hay gara.
Trồng cây quanh nhà cũng là một giải pháp giúp cho căn nhà của bạn có một không khí trong lành. Bạn nên chọn những loại cây có khả năng xanh tốt quanh năm vì khả năng hấp thụ khí CO2 sẽ được nhiều hơn.
Hằng ngày bạn cũng nên thỉnh thoảng mở cửa sổ để cho những chất độc hại trong nhà có thể thoát ra ngoài. Ngoài ra, nó cũng giúp bạn tiết kiệm điện vì không phải sử dụng điều hòa.
Tin khác đã đăng
- Phó bí thư thành ủy Tp. Hồ Chí Minh, Nguyễn Hồ Hải thăm và giám sát thực hiện Dự án vệ sinh môi trường Tp. Hồ Chí Minh giai đoạn 2 14/07/2023
- Lễ phát động Tổng vệ sinh môi trường tại 2 phường Đakao – Quận 1 và phường 3 – Quận Tân Bình ngày 17/6/2023. Chương trình hành động tổng thể về vệ sinh môi trường ” Sạch hơn nhé Sài Gòn “. 19/06/2023
- Chương trình truyền thông ” Sạch hơn nhé Sài Gòn” thuộc Dự án Vệ sinh môi trường Tp. Hồ Chí Minh được phối hợp tổ chức tại phường Cát Lái, quận 2 ngày 4/6/2023. Tại sự kiện này, Hội Liên Hiệp Phụ nữ phường Cát Lái đã phát động “Ngày hội Phụ nữ vì môi trường” với nhiều hoạt động có ý nghĩa như trao tặng thùng rác và hướng dẫn phân loại rác; Đổi rác tái chế nhận quà, đổi pin lấy cây xanh… Chương trình có sự đồng hành và tài trợ của Ban Quản lý đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị – chủ đầu tư Dự án vệ sinh môi trường Tp. Hồ Chí Minh. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động truyền thông của Dự án nhằm vận động và thay đổi nhận thức, hành vi của người dân Tp. Thủ Đức và Tp. Hồ Chí Minh về giữ gìn vệ sinh môi trường và bảo vệ dòng kênh xanh Nhiêu Lộc – Thị Nghè. 06/06/2023
- Lễ phát động Tháng hành động vì môi trường và mỹ quan đô thị – “Sạch hơn nhé Sài Gòn” tại phường Bình Trưng Tây. 29/05/2023
- Đoàn chuyên gia đối ngoại World Bank tới thăm, làm việc và khảo sát kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè ngày 22/02/2023. 22/04/2023