Cảnh báo về môi trường ở Việt Nam



Môi trường ở Việt Nam đang bị xâm hại do hành động bất cẩn của chính chúng ta và không loại trừ do các yếu tố quốc tế mà chúng ta chưa cảnh giác.

1-bang-tan

băng tan do biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu
Một dự báo khá ảm đạm là khả năng đến năm 2030 khu vực Đông Nam Á  trong đó có Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Do tan băng, nước biển dâng cao, lượng nước chảy ra từ các con sông băng thuộc dãy Himalaya giảm mạnh sẽ kéo theo “hàng loạt hậu quả về kinh tế – xã hội và chính trị”. Trong một bức điện (thông tin từ Wikileaks) , sứ quán Mỹ có ghi chú: “Đông Nam Á với những điều kiện chính trị không ổn định, sự bùng bổ và gia tăng dân số trẻ sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất”
2-con-dap
Những con đập dòng chính và phụ lưu sông Mekong 
An ninh nước đang bị xâm phạm
Lượng nước hàng năm của Việt nam có được là khoảng 850 tỷ m3, trong đó khoảng 500 tỷ m3 là nước quá cảnh. Hiện nay chúng ta đã sử dụng khoảng 400 – 450 tỷ m3 mỗi năm. Điều đó cho thấy chúng ta đang phụ thuộc vào nguồn nước chảy từ nước ngoài đến. Các nước trên thượng nguồn các dòng sông xuyên biên giới hiện đang tích cực đắp đập giữ nước thậm chí chuyển nước sang các dòng sông khác của họ. Nếu như thiếu nước, chúng ta sẽ không thể phát triển được chưa nói là phải nhượng bộ các quốc gia trên thượng nguồn về nhiều mặt để có nước.
3-rac-thai-cong-nghiep
Rác thải công nghiệp nhập về Việt nam bị bắt và xử lý
Ô nhiễm xuyên biên giới chưa thể kiểm soát
Vấn nạn nhập phế liệu, rác thải công nghiệp về VN đã từng nâng thành mức báo động đỏ từ cách đây 5 năm. Thế nhưng, những biện pháp quản lý, ngăn ngừa gần như không có hiệu lực. Đến nay thực trạng rác nhập về nước vẫn ào ạt, tồn đọng tại các cảng biển hoặc phân tán đi các vùng miền và gieo rắc hiểm họa ô nhiễm môi trường
Nguyên nhân đẫn đến thực trạng trên là việc nhập khẩu rác thải từ các nước tiên tiến về nước thường mang lại lợi nhuận cao khiến không ít doanh nghiệp trong nước tìm cách “lách luật”, ngụy trang dưới nhiều hình thức khác nhau với danh nghĩa hợp pháp nhằm thu lợi bất chính. Thủ đoạn vận chuyển, nhập rác trái phép vào nước ta được núp dưới hình thức ký hợp đồng xuất nhập khẩu hoặc tạm nhập tái xuất sang nước thứ 3 với những mặt hàng hợp pháp khi làm thủ tục khai báo, được nguỵ trang rất tinh vi, nhưng thực chất bên trong lại là chất phế thải. Khi bị phát hiện, các doanh nghiệp trong nước đứng tên hợp đồng thường có công văn từ chối việc nhận hàng.
4-ca-hoang-de
Cá Hoàng Đế  sinh vật ngoại lai nguy hiểm
Sinh vật ngoại lai nguy hại và sinh vật biến đổi gen xâm lấn 
Mai dương, tôm thẻ chân trắng, ốc bươu vàng, rùa tai đỏ, tôm hùm đỏ, cây bìm bôi hoa vàng, bọ cánh cứng hại dừa, virus gây bệnh heo tai xanh, phẩy khuẩn tả biến tính, cá hoàng đế, cá hổ, hoa ngũ sắc,…và không ít giống cây trồng biến đổi gen (ngô, bông, đậu tương,…) đã xâm nhập hay được đưa phạm luật vào nước ta mà tác hại của chúng không phải trường hợp nào cũng được chứng minh. Chúng ta chưa đủ mạnh để kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại cũng như sinh vật biến đổi gen
5-khai-thac-bauxite
Khai thác Bauxite tại Tây Nguyên
Tài nguyên khoáng sản đang thất thoát
Nước ta có nhiều loại tài nguyên khoáng sản nhưng nhìn chung trữ lượng thấp. Một số loại khoáng sản như than đá, bauxite, đá vôi, dầu mỏ,…tuy có nhiều nhưng thế giới cũng có nhiều. Thời gian qua, việc khai thác khoáng sản chủ yếu nhằm xuất khẩu quặng thô hay sơ chế nên giá trị không cao, chưa nói đến việc bảo vệ môi trường khai khoáng là việc làm cực kỳ yếu kém dẫn đến có nhiều ý kiến quan ngại rằng chúng ta đang lâm vào “lời nguyền tài nguyên”. Lo lắng như vậy là có lý do. Đặc biệt trong hình thức khai thác mỏ nhỏ, hay “tận thu khoáng sản “ do các địa phương cấp phép, lợi thì ít mà thất thoát tài nguyên và tàn phá môi trường thì nhiều. Nhà nước có một tài sản khổng lồ hiện gần 450 mỏ đang khai thác nhưng chỉ mang về chưa tới 3,5% GDP nguồn thu từ bán khoáng sản thô. Riêng chỉ mỗi việc xuất khẩu cát thời gian qua khiến mỗi năm Việt Nam mất nguyên diện tích bằng diện tích một hòn đảo nửa km2. Cạn kiệt tài nguyên chắc chắn sẽ dẫn đến xung đột môi trường và mất cơ hội phát triển trong tương lai.
6-ca-chet
Cá chết hàng loạt tại các bờ biển miền Trung
Mất an toàn môi trường
Những năm gần đây không kể hết những vấn đề mất an toàn môi trường liên quan đến sản xuất. Từ chuyện các vụ ô nhiễm nước nhiều nơi gây chết thủy sản hàng loạt, super lân Lâm Thao với “làng ung thư” Thạch Sơn Phú Thọ, vấn đề nhà máy boxit – alumin Tân Rai Lâm Đồng chưa sản xuất đã làm rò rỉ kiềm gây ô nhiễm nguồn nước xung quanh, rồi trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm thì nào nước tương có M3PCD, bánh phở có formon, bảnh chưng luộc với ac quy, thịt heo có “chất cấm”, thuốc cam có chì, thủy sản có dư lượng chất kháng sinh cao, rau quả chứa chất kích thích, chất bảo quản..

Do lâu nay chúng ta chưa đầu tư thỏa đáng cho Môi trường, trong khi thế giới đã có trên 50 năm nghiên cứu và thực hiện vấn đề này. Môi trường ở nước ta do đó chưa được đánh giá đúng mức. Môi trường ở Việt Nam đang bị xâm hại do hành động bất cẩn của chính chúng ta và không loại trừ do các yếu tố quốc tế mà chúng ta chưa cảnh giác. Cần phải coi xâm phạm Môi trường là một kiểu diễn biến phi hòa bình, bởi vì trên thế giới những bất ổn và xung đột thậm chí chiến tranh ở nhiều nơi đều có thể xuất phát từ lý do suy thoái môi trường và tài nguyên.

Nguồn: Moitruong

Tin khác đã đăng