Đà Nẵng không thể đạt được mục tiêu trở thành “TP môi trường” vào năm 2020!
Chiều 7/12, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Nguyễn Ngọc Tuấn chính thức thừa nhận với các đại biểu HĐND TP là Đà Nẵng không thể đạt được mục tiêu trở thành “TP môi trường” vào năm 2020!
Tại phiên chất vấn của kỳ họp thứ 3 HĐND TP Đà Nẵng khóa IX, đại biểu Tô Hùng, Trưởng Ban Đô thị HĐND TP đã chỉ ra nhiều điểm bất cập, yếu kém trong công tác quản lý, bảo vệ môi trường, đặc biệt là việc đánh giá tác động môi trường của nhiều dự án, dẫn tới có tình trạng như đê kè biển Kim Liên (quận Liên Chiểu) mặc dù tốn kém rất nhiều kinh phí nhưng nơi xung yếu nhất lại không được đưa vào dự án, để xảy ra sạt lở, gây bức xúc cho dân.

Đại biểu Phùng Phú Phong, Phó Ban Đô thị HĐND TP Đà Nẵng cũng nêu rõ, hiện ô nhiễm môi trường đang trở thành vấn đề nóng, gây nhiều bức xúc cho người dân TP. Mặc dù thời gian qua các cấp, các ngành đã triển khai nhiều giải pháp khắc phục nhưng vẫn còn nhiều bất cập, một số giải pháp chỉ là xử lý tình thế nên trên địa bàn vẫn còn nhiều điểm nóng ô nhiễm.

“Vào ngày 21/8/2018, Đà Nẵng đã ban hành Đề án xây dựng “TP môi trường” và dự kiến công bố vào năm 2020. Như vậy chỉ còn 4 năm để thực hiện, liệu mục tiêu trở thành “TP môi trường” vào năm 2020 có khả thi không? Căn cứ vào tình hình hiện nay, có nên điều chỉnh lại mốc thời gian này hay không?“ – Đại biểu Phùng Phú Phong đặt vấn đề.
Trả lời câu hỏi này, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Nguyễn Ngọc Tuấn cho hay, Đề án xây dựng “Đà Nẵng – TP môi trường” được phê duyệt từ năm 2008 (với tổng kinh phí 6.057 tỉ đồng từ các nguồn ngân sách TƯ, ngân sách TP, huy động vốn vay ODA và từ các tổ chức khác), đặt mục tiêu đến năm 2020 Đà Nẵng sẽ trở thành “TP môi trường”.
“Cái đó là tham vọng của chúng ta. Năm 2008, chúng ta cứ hy vọng 12 năm sau Đà Nẵng sẽ trở thành “TP môi trường”, nhưng đến nay rõ ràng là phải cân nhắc lại thời điểm. Chúng ta hy vọng nhưng chúng ta không thực hiện được!” – Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Nguyễn Ngọc Tuấn thừa nhận.
Ông cũng cho biết, hiện Đà Nẵng đang điều chỉnh mục tiêu này, không phải trở thành “TP môi trường” vào năm 2020 mà là “hướng tới TP môi trường”. Ông nói: “Cũng như trước đây đặt mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bây giờ chuyển lại là “từng bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Có lẽ chúng ta phải học tập theo hướng này để từng bước thực hiện!”.
Mặc dù vậy, ông Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết, HĐND TP đã có văn bản yêu cầu đến năm 2020 phải xử lý triệt để 13 điểm nóng về môi trường trên địa bàn. “Sở Xây dựng đến năm 2018 phải xử lý xong tình trạng ngập úng, Sở TN-MT đến năm 2020 phải xử lý dứt điểm 13 điểm nóng ô nhiễm môi trường. Cứ căn cứ theo đó mà tổ chức thực hiện!” – ông Nguyễn Ngọc Tuấn nói.
Tin khác đã đăng
- Phó bí thư thành ủy Tp. Hồ Chí Minh, Nguyễn Hồ Hải thăm và giám sát thực hiện Dự án vệ sinh môi trường Tp. Hồ Chí Minh giai đoạn 2 14/07/2023
- Lễ phát động Tổng vệ sinh môi trường tại 2 phường Đakao – Quận 1 và phường 3 – Quận Tân Bình ngày 17/6/2023. Chương trình hành động tổng thể về vệ sinh môi trường ” Sạch hơn nhé Sài Gòn “. 19/06/2023
- Chương trình truyền thông ” Sạch hơn nhé Sài Gòn” thuộc Dự án Vệ sinh môi trường Tp. Hồ Chí Minh được phối hợp tổ chức tại phường Cát Lái, quận 2 ngày 4/6/2023. Tại sự kiện này, Hội Liên Hiệp Phụ nữ phường Cát Lái đã phát động “Ngày hội Phụ nữ vì môi trường” với nhiều hoạt động có ý nghĩa như trao tặng thùng rác và hướng dẫn phân loại rác; Đổi rác tái chế nhận quà, đổi pin lấy cây xanh… Chương trình có sự đồng hành và tài trợ của Ban Quản lý đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị – chủ đầu tư Dự án vệ sinh môi trường Tp. Hồ Chí Minh. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động truyền thông của Dự án nhằm vận động và thay đổi nhận thức, hành vi của người dân Tp. Thủ Đức và Tp. Hồ Chí Minh về giữ gìn vệ sinh môi trường và bảo vệ dòng kênh xanh Nhiêu Lộc – Thị Nghè. 06/06/2023
- Lễ phát động Tháng hành động vì môi trường và mỹ quan đô thị – “Sạch hơn nhé Sài Gòn” tại phường Bình Trưng Tây. 29/05/2023
- Đoàn chuyên gia đối ngoại World Bank tới thăm, làm việc và khảo sát kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè ngày 22/02/2023. 22/04/2023