Đào tạo về quản trị bền vững hệ sinh thái ven biển
30 chuyên gia, các nhà nghiên cứu, giảng viên, các nhà quản lý địa phương đến từ Ấn Độ, Canada, Indonesia, Mỹ, Myanmar, Philippines, Thái Lan và Việt Nam vừa tham dự khóa đào tạo kết hợp hội nghị bàn tròn “Tiếp cận thích ứng dựa vào hệ sinh thái trong quản lý và quản trị bền vững hệ sinh thái ven biển”.
Phát biểu khai mạc, TS. Ngô Thọ Hùng, Trưởng phòng Môi trường và Phát triển, Viện Công Nghệ Châu Á tại Việt Nam cho biết, khóa đào tạo này hướng đến các nhà nghiên cứu trẻ tuổi, các cán bộ dự án làm việc trong lĩnh vực phát triển. Đồng thời là nơi gặp gỡ của các chuyên gia quốc tế trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và hệ sinh thái ven biển khu vực Đông Nam Á, đối thoại về những rảo cản và cơ hội hợp tác khu vực về quản lý tổng hợp vùng ven biển dựa trên hệ sinh thái, thích ứng biến đổi khí hậu ở các vùng ven biển…
Thực tế, các hệ sinh thái ven biển tiếp giáp với bờ biển nhiệt đới đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì điều kiện môi trường toàn diện cho các cộng đồng ven biển. Các hệ sinh thái chủ yếu bao gồm rừng ngập mặn, đầm lầy, rừng thủy triều biển và đóng một vai trò quan trọng trong việc che chở bờ biển giữa nước ngọt và nước mặn. Bởi thế giữ gìn, bảo vệ và phát huy hệ sinh thái ven biển là một cách thức quan trọng, dễ thực hiện và hiệu quả trong ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững cho cộng đồng.
Tại khóa đào tạo, các đại biểu tham dự đã thảo luận về các vấn đề liên quan đến cách tiếp cận thích ứng dựa vào hệ sinh thái trong quản lý và quản trị bền vững hệ sinh thái ven biển. Đặc biệt nhấn mạnh đến cơ hội và thách thức hợp tác khu vực về quản lý vùng bờ tích hợp, quản lý dựa vào hệ sinh thái, thích ứng của biến đổi khí hậu tại các vùng ven biển, đánh giá rủi ro, lập bản đồ dễ bị tổn thương, giảm thiểu rủi ro thiên tai.
Cụ thể như đa dạng sinh học và sự đa dạng của các hệ sinh thái ven biển và rừng ngập mặn; tác động của việc thay đổi khí hậu các hệ sinh thái ven biển; tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đốivới động lực thủy văn trong đất và hệ sinh thái thủy sinh; thảm họa thiên nhiên và rừng ngập mặn; giảm thiểu rủi ro thiên tai dựa vào hệ sinh thái, đánh giá rủi ro chiến lược thích ứng và dễ bị tổn thương, giải pháp dựa vào thiên nhiên trong quản lý vùng ven biển, tổng quan và phân tích các lỗ hổng, các rào cản chính sách đối với quản lý bền vững; tầm quan trọng của việc cải cách chính sách cũng như việc xây dựng hành động cụ thể để cải thiện công tác nghiên cứu, đào tạo và quản lý các khu vực hệ sinh thái…
Khóa đào tạo này là hoạt động trong khuôn khổ Chương trình Tiếp cận thích ứng dựa vào hệ sinh thái trong quản lý và quản trị bền vững hệ sinh thái ven biển (Chương trình ENGAGE). Sự kiện vừa diễn ra tại Cần Thơ do Quỹ APN tài trợ, được Viện Công Nghệ Châu Á tại Việt Nam (AIT-VN) hợp tác cùng Viện Nước-Môi trường-Sức khỏe Trường Đại học Liên hiệp quốc của Canada và các đối tác Quốc tế khác triển khai chương trình ENGAGE phối hợp tổ chức.
Các đại biểu thực tế tại đồng bằng sông Cửu Long
Khóa đào tạo này cũng như Chương trình ENGAGE được thực hiện nhằm tăng cường năng lực cho các chuyên gia, học giả, các nhà quản lý và các tổ chức trong đánh giá nhu cầu và phân tích lỗ hổng trong nhu cầu năng lực cho phương pháp tiếp cận thích ứng dựa vào hệ sinh thái trong quản lý bền vững hệ sinh thái ven biển trong khu vực. Về lâu dài sẽ tạo ra một diễn đàn thảo luận cho các chuyên gia và các nhà hoạch định chính sách trong việc giải quyết các yêu cầu chung về tác động của biến đổi khí hậu và các hệ sinh thái dựa trên cách tiếp ứng phù hợp với kế hoạch phát triển và quản lý vùng bờ bao gồm nhấn mạnh vào các phương pháp truyền thống và những phương pháp mới để quản lý bền vững hệ sinh thái ven biển, thúc đẩy và khuyến khích việc trao đổi kiến thức giữa các bên liên quan khác nhau trong khu vực.
Nguồn: Nhật Hương – Bộ TN&MT
Tin khác đã đăng
- Phó bí thư thành ủy Tp. Hồ Chí Minh, Nguyễn Hồ Hải thăm và giám sát thực hiện Dự án vệ sinh môi trường Tp. Hồ Chí Minh giai đoạn 2 14/07/2023
- Lễ phát động Tổng vệ sinh môi trường tại 2 phường Đakao – Quận 1 và phường 3 – Quận Tân Bình ngày 17/6/2023. Chương trình hành động tổng thể về vệ sinh môi trường ” Sạch hơn nhé Sài Gòn “. 19/06/2023
- Chương trình truyền thông ” Sạch hơn nhé Sài Gòn” thuộc Dự án Vệ sinh môi trường Tp. Hồ Chí Minh được phối hợp tổ chức tại phường Cát Lái, quận 2 ngày 4/6/2023. Tại sự kiện này, Hội Liên Hiệp Phụ nữ phường Cát Lái đã phát động “Ngày hội Phụ nữ vì môi trường” với nhiều hoạt động có ý nghĩa như trao tặng thùng rác và hướng dẫn phân loại rác; Đổi rác tái chế nhận quà, đổi pin lấy cây xanh… Chương trình có sự đồng hành và tài trợ của Ban Quản lý đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị – chủ đầu tư Dự án vệ sinh môi trường Tp. Hồ Chí Minh. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động truyền thông của Dự án nhằm vận động và thay đổi nhận thức, hành vi của người dân Tp. Thủ Đức và Tp. Hồ Chí Minh về giữ gìn vệ sinh môi trường và bảo vệ dòng kênh xanh Nhiêu Lộc – Thị Nghè. 06/06/2023
- Lễ phát động Tháng hành động vì môi trường và mỹ quan đô thị – “Sạch hơn nhé Sài Gòn” tại phường Bình Trưng Tây. 29/05/2023
- Đoàn chuyên gia đối ngoại World Bank tới thăm, làm việc và khảo sát kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè ngày 22/02/2023. 22/04/2023