Hội thảo “Doanh nghiệp đổi mới sáng tạo ứng phó với Biến đổi khí hậu”



Sáng nay 13/12, tại Trụ sở Báo Tài nguyên & Môi trường, Báo Tài nguyên & Môi trường (Bộ TN&MT) phối hợp với Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Ứng phó với Biến đổi khí hậu Việt Nam (Bộ KH&CN) tổ chức Hội thảo "Doanh nghiệp đổi mới sáng tạo ứng phó với Biến đổi khí hậu - Nâng cao chất lượng tăng trưởng xanh Việt Nam".

Tham dự hội thảo có ông Hoàng Văn Thành – TBT Báo Tài nguyên & Môi trường; ông Trương Đức Trí – Phó Cục trưởng Cục Khí tượng Thủy văn & BĐKH; ông Trương Văn Đạt – Phó Vụ trưởng Vụ Thi đua, Khen thưởng & Tuyên truyền; ông Nguyễn Thắng – Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Chính sách TN&MT; ông Phạm Văn Lợi – Viện trưởng Viện Khoa học Môi trường; PGS.TS Lê Đình Cúc – Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam…

* Nhấn F5 để tiếp tục cập nhật thông tin

images1771156_hnm_4660

Toàn cảnh hội thảo

9h: Khai mạc hội thảo

images1771164_hnm_4675

Ông Hoàng Văn Thành – TBT Báo Tài nguyên & Môi trường phát biểu khai mạc

Phát biểu tại hội thảo, ông Hoàng Văn Thành nhấn mạnh, BĐKH hiện đang là vấn đề thời sự nóng. Để giải quyết vấn đề này có nhiều bài toán. COP 21 vừa qua có nhiều chính sách của thế giới, của chúng ta, đặc biệt là Nghị quyết 21 của Trung ương về vấn đề này. Hội thảo này không chỉ là “đòn bẩy” giúp các doanh nghiệp phát triển sản phẩm, từng bước phát huy giá trị gia tăng từ ý tưởng BĐKH, đồng thời là cầu nối giữa doanh nghiệp và thị trường ứng dụng các sản phẩm KHCN.

Qua đó, hỗ trợ để thương mại hóa các sản phẩm khoa học công nghệ xanh, sạch đang là hướng đi tích cực trong công cuộc ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH), khuyến khích các doanh nghiệp cùng đóng góp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về BĐKH; giúp các cơ quan Nhà nước, các tổ chức có cái nhìn tổng quan hơn về khoa học công nghệ Việt Nam trong tiến trình công nghiệp hóa gắn liền với tăng trưởng xanh, góp phần nâng cao năng lực quản lý cho các Bộ, ngành, địa phương và làm tiền đề hợp tác với các đối tác phát triển.

Đối với các doanh nghiệp, Hội thảo cũng là cơ sở để các doanh nghiệp chủ động lên kế hoạch nghiên cứu và đầu tư đúng hướng, phù hợp với nhu cầu thị trường khoa học công nghệ ứng phó với BĐKH trong nước. Việc đón đầu xu thế sẽ góp phần tăng lợi thế cạnh tranh cho tất cả các quy mô doanh nghiệp, thu hút nguồn đầu tư cả trong nước và quốc tế.

Với mục tiêu, nội dung cũng như là yêu cầu sản phẩm KH&CN của Chương trình này sẽ có nhiều vấn đề để các nhà khoa học thỏa sức đam mê nghiên cứu. Đây cũng là cơ hội tốt để các nhà khoa học, các doanh nghiệp có thể mở rộng hợp tác nghiên cứu với nhau, từ đó có cơ hội để update thêm nhiều kiến thức mới.Đối với các doanh nghiệp, Hội thảo cũng là cơ sở để các doanh nghiệp chủ động lên kế hoạch nghiên cứu và đầu tư đúng hướng, phù hợp với nhu cầu thị trường khoa học công nghệ ứng phó với BĐKH trong nước. Việc đón đầu xu thế sẽ góp phần tăng lợi thế cạnh tranh cho tất cả các quy mô doanh nghiệp, thu hút nguồn đầu tư cả trong nước và quốc tế.

9h5′: Ông Nguyễn Quang Huy – Trưởng phòng Giảm phát thải KNK của Cục KTTV & BĐKH trình bày tham luận “Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính tại Việt Nam thông qua thị trường các-bon: Cơ hội và thách thức”.

images1771167_hnm_4694

Ông Nguyễn Quang Huy – Trưởng phòng Giảm phát thải KNK – Cục KTTV&BĐKH trình bày tham luận

Theo ông Nguyễn Quang Huy, hiện nay Việt Nam đứng thứ 31 trên thế giới về lượng phát thải KNK, cường độ phát thải KNK trên đầu người của Việt Nam thấp hơn trung bình thế giới nhưng cường độ phát thải trên một đơn vị GDP cao hơn trung bình thế giới.

Việt Nam đã đệ trình Đóng góp dự kiến cho quốc gia tự quyết định lên UNFCCC, trong đó cam kết mức giảm phát thải KNK so với kịch bản phát triển thông thường (BAU) là 8% vào năm 2030, sẽ tăng lên 25% nếu có thêm hỗ trợ quốc tế. Khi xây dựng mục tiêu giảm nhẹ này, nước ta đã tính đến phương án giảm phát thải thông qua xây dựng và vận hành thị trường các –bon nội địa.

Hiện nay, dưới sự tài trợ của Ngân hàng thế giới, Việt Nam đã xây dựng dự án Chuẩn bị sẵn sàng cho thị trường các-bon tại Việt Nam (VN-PMR) và đang chuẩn bị bước vào giai đoạn triển khai. Đây là dự án định hướng việc phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam cũng như cung cấp những công cụ thị trường giúp giảm phát thải KNK thông qua việc thử nghiệm với 2 lĩnh vực là sản xuất thép và quản lý chất thải rắn. Đồng thời, thông qua việc nghiên cứu, xây dựng và thí điểm thị trường các-bon cùng với cá công cụ thị trường sẽ kiểm soát phát thải KNK.

Để nắm bắt các cơ hội và lợi ích từ việc xây dựng và phát triển thị trường các-bon, chính phủ Việt Nam cần đẩy mạnh giải quyết các thách thức về năng lực giúp xây dựng và quản lý một phần thị trường trao đổi tín chỉ các-bon trong nước; khung chính sách để vận hành và quản lý thị trường; việc thiếu các nghiên cứu khả thi về khả năng tham gia thị trường các-bon đối với từng lĩnh vực cụ thể và ý thức, kiến thức của doanh nghiệp Việt Nam về giảm nhẹ phát thải KNK.

9h20′: Bà Nguyễn Thị Lệ Quyên – Bộ KH&ĐT trình bày về tình hình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam.

images1771250_hnm_4732

Bà Nguyễn Thị Lệ Quyên – Bộ KH&ĐT

Việt Nam là một trong những quốc gia đang chú trọng đầu tư cho các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo. Do vậy, việc làm rõ khái niệm, tính chất của loại hình doanh nghiệp này là hết sức cần thiết, cần phân biệt doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và các doanh nghiệp nhỏ và vừa thông thường, xác định các lợi ích mà các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đem lại cho nền kinh tế. Quan trọng hơn, các đơn vị hỗ trợ khởi nghiệp và làm việc trong hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cần phối hợp và phát triển như thế nào để có thể đẩy mạnh khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Hiện nay, các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, bao gồm các vườn ươm, các tổ chức thúc đẩy kinh doanh (BA) và các tổ chức khác hỗ trợ khởi nghiệp đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái với khả năng cố vấn và đầu tư vốn mồi cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.

Các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo dược tiếp cận vốn hỗ trợ từ Quỹ Phát triển DNNV Quỹ hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại địa phương (tùy theo điều kiện ngân sách của địa phương).

Quỹ đầu tư khởi nghiệp ĐMST của khu vực tư nhân: CP quy định chi tiết về thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của quỹ đầu tư khởi nghiệp ĐMST của tư nhân; hướng dẫn thủ tục chuyển vốn đầu tư, lợi nhuận của nhà đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST vào và ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Doanh nghiệp, tổ chức đầu tư kinh doanh các cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được: Khuyến khích vay vốn từ các TCTD để đầu tư; Miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất như áp dụng đối với dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư; Được hưởng ưu đãi về miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế TNDN; Hỗ trợ một phần kinh phí hoặc vay vốn từ Quỹ PT DNNVV, quỹ hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của địa phương; Hỗ trợ tư vấn, đào tạo về thành lập, vận hành và quản trị cơ sở ươm tạo DN KN ĐMST; Hỗ trợ kinh phí để kết nối với các mạng lưới khởi nghiệp, mạng lưới hỗ trợ khởi nghiệp và các nhà đầu tư cho DN KN ĐMST trong và ngoài nước.

9h45′: Ông Văn Khắc Minh – Phó TGĐ Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao trình bày tham luận “Doanh nghiệp với trọng trách ứng dụng khoa học công nghệ, giảm phát thải nhà kính vì mục tiêu phát triển xanh, bền vững”.

images1771251_hnm_4751

Ông Văn Khắc Minh – Phó TGĐ Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao

Ông Văn Khắc Minh cho biết, trong bối cảnh BĐKH đang trở thành mối lo chung của toàn nhân loại, Công ty CP Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao đã, đang và tiếp tục triển khai, áp dụng nhiều giải pháp nhằm giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, ứng phó với hiện tượng BĐKH.

Trong đó, công ty đầu tư trồng nhiều cây xanh giúp giảm lượng khí CO2 trong bầu khí quyển; triển khai nhiều giải pháp giảm định mức tiêu hao điện, nước tại dây chuyền sản xuất; sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, các nguồn năng lượng tái tạo… Đặc biệt, công ty đã đầu tư thi công dự án Cải tạo và xây dựng hệ thống cung cấp nước sản xuất và xử lý tuần hoàn nước thải 1.900m3/h với tổng kinh phí 47 tỷ đồng; tuần hoàn lại nước thải sủi bọt NPD.

Đồng thời, công ty áp dụng khoa học công nghệ triển khai tổ chức sản xuất sạch hơn. Cụ thể, công ty đã nghiên cứu và triển khai thành công đề tài sản xuất supe lân đơn đi từ 100% quặng tuyền ẩm thay thế quặng nguyên khai nghiền tại dây chuyền 2 – Xí nghiệp Supe phốt phát. Nghiên cứu chuyển đổi thành công dự án sản xuất supe lân theo phương pháp nghiền ướt tại dây chuyền 1 – xí nghiệp supe phốt phát; nhờ đó, giảm lượng phát thải khí CO2.

Trong thời gian tới, để tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải KNK, công ty sẽ tiếp tục cắt giảm và tiết kiệm tiêu thụ năng lượng, nhiên liệu; tăng cường quản lý, xử lý chất thải nguy hại; đầu tư công nghệ sạch và áp dụng sản xuất sạch hơn; triển khai và áp dụng mô hình công nghệ sản xuất sạch hơn vào trong cả vòng đời của quy trình sản xuất từ lúc lựa chọn nguyên liệu đầu vào đến khi tiêu thụ và sử dụng sản phẩm…

10h: Ông Nguyễn Quang Tùng – Giám đốc KH&CN, Công ty Thoát nước và Phát triển đô thị Vũng Tàu (BUSADCO) giới thiệu các công trình KHCN ứng dụng trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật đô thị, nông thôn ứng phó với BĐKH, BVMT.

images1771263_hnm_4760

Ông Nguyễn Quang Tùng – Giám đốc KH&CN, Công ty Thoát nước và Phát triển Đô thị Vũng Tàu

Theo đó, BUSADCO đã nghiên cứu và ứng dụng thành công các sản phẩm cấu kiện bê tông đúc sẵn cốt sợi phi kim trong các công trình xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, nông thôn, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và ứng phó với BĐKH.

Việc ứng dụng bê tông cốt sợi phi kim góp phần bổ sung, đa dạng hóa ngành công nghệ vật liệu trong nước và tiên phong ứng dụng công nghệ mới tiên tiến trên thế giới; các sản phẩm khoa học và công nghệ được hình thành từ kết quả nghiên cứu đã ứng dụng công nghệ vật liệu mới như: bê tông cốt thép thành mỏng đúc sẵn, bê tông cốt sợi phi kim thành mỏng đúc sẵn.

10h15′: Ông Nguyễn Hồng Long – Trung tâm Nghiên cứu tư vấn sáng tạo và Phát triển bền vững CCS trình bày kinh nghiệm ứng dụng kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực giảm thiểu tác động BĐKH & khởi nghiệp sáng tạo ứng phó với BĐKH.

images1771264_hnm_4790

Ông Nguyễn Hồng Long – Trung tâm Nghiên cứu tư vấn sáng tạo và Phát triển bền vững CCS

CCS là một tổ chức nghiên cứu phát triển và tư vấn chuyên nghiệp, khuyến khích phát triển bền vững tại Việt Nam thông qua áp dụng các giải pháp & mô hình sáng tạo

Năm 2016, Trung tâm tiếp tục phát triển mảng dự án và đầu tư phát triển mảng Nông nghiệp hữu cơ; trở thành điều phối viên các dự án lớn tầm khu vực (EAP, LMI, MOIT, etc). Từ đó, có nguồn lực mở rộng đầu tư và đào sâu phát triển các công nghệ sản xuất nông nghiệp hữu cơ, công nghệ khí hóa và thiết kế bền vững và trở thành đối tác tin cậy của UNEP và RECPnet tại Việt Nam.

11h40’: PGS.TS. Mai Quang Vinh – Giám đốc Trung tâm Nông nghiệp Chính xác iMetos Việt Nam ITED trình bày tham luận “Ứng dụng công nghệ thích ứng trong Doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo ứng phó với BĐKH phát triển nông nghiệp bền vững”.

images1771281_dsc_0209

PGS.TS. Mai Quang Vinh – Giám đốc Trung tâm Nông nghiệp Chính xác iMetos Việt Nam ITED

Công nghệ thích ứng trong nông nghiệp (Technology for Adaptation in Agriculture, UNFCCC, 2005 ): tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu tác động bất lợi của thời tiết, thiên tai, nâng cao năng suất, an ninh lương thực và khả năng phục hồi trong vùng sinh thái cụ thể  vừa đáp ứng nhu cầu tái cơ cấu, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững ngành nông nghiệp.  Một số công nghệ chính có thể giới thiệu:

Công nghệ iMetos  quan trắc, dự báo thời tiết, thiên tai, sâu bệnh, môi trường tự động: chi phí thấp, hiệu quả cao, phản ứng thông minh với các tình huống thời tiết quá ngưỡng, bất lợi với cây trồng, vật nuôi, thủy sản, nâng cao khả năng dự báo thời tiết tới 90% trong 24h, 70% trong 6 ngày và 50% trong 14 ngày. Công nghệ này đang được Trung tâm CPAIV-ITED và Công ty AgriMedia phối hợp các đối tác quốc tế như Áo, Thụy Sỹ, Nhật Bản phát triển ứng dụng tại Việt Nam. Dự kiến trong 3-5 năm tới sẽ hình thành Hệ thống thông tin thời tiết, cảnh báo thiên tai, sâu bệnh cây trồng, thủy sản, xâm nhập mặn với hàng ngàn trạm quan trắc, cảnh báo tự động theo công nghệ thích ứng thông minh được lắp đặt và hoạt động  trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Công nghệ chọn tạo giống cây trồng chống chịu, thích ứng cao: Cùng  yêu cầu chất lượng, năng suất, cần tích hợp khả năng chống chịu, thích ứng với BĐKH, sâu bệnh, các điều kiện canh tác khắc nghiệt, cho tới nay đã xuất hiện các giống lúa chịu mặn 3-4 ‰, một số mẫu giống có thể chịu tới 7‰, đậu tương chịu hạn, chịu úng cao, chịu phèn mặn, chống chịu tốt với các bệnh nấm, kháng thuốc diệt cỏ, ngô chuyển gen kháng thuốc diệt cỏ, kháng sâu đục trái, các loại cây trồng đề kháng tốt với các điều kiện bất lợi của môi trường sinh thái.

Công nghệ phân bón tiết kiệm ít trôi rữa, thích hợp với từng loại cây, loại đất, cung cấp đầy đủ các dinh dưỡng thiết yếu trong suốt thời kỳ sinh trưởng phát triển với giá thành rẻ, sử dụng tiết kiệm, thân thiện môi trường.

Các công nghệ khác: Công nghệ nhà kính, nhà lưới, tưới tiêu tự động. Quy trình thâm canh, tái canh, cải tạo vườn cây ăn quả, cây công nghiệp nhằm giúp cây trồng thích nghi với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt.  Các quy trình sản xuất bền vững trên đất dốc, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, canh tác tối thiểu, sử dụng phân bón hợp lý, sản xuất an toàn, xử lý môi trường hỗ trợ các địa phương phát triển vùng sản xuất, chuỗi giá trị và bảo hộ. Việc đảm bảo các chỉ tiêu về vệ sinh an toàn thực phẩm, giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường cũng là lợi thế để tăng xuất khẩu nông sản, thích ứng với đòi hỏi của thị trường.

11h: Phiên thảo luận

Các đại biểu đã tập trung thảo luận các nội dung tập trung vào xu hướng lựa chọn các sản phẩm công nghệ tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường của người tiêu dùng hiện nay. Khả năng tiếp cận các quỹ đầu tư mạo hiểm với sự đầu tư kỹ lưỡng về ý tưởng và mô hình kinh doanh của các doanh nghiệp. Hành lang pháp lý của Nhà nước được mở rộng, hỗ trợ để tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tư nhân, các trường đại học, cơ quan nghiên cứu, các tổ chức phi Chính phủ cùng hợp tác, mở ra cánh cửa công nghệ mới, công nghệ sạch của Việt Nam.

11h30’: BTC trao giấy chứng nhận tài trợ

images1771360_hnm_4866

BTC trao Giấy chứng nhận cho nhà tài trợ

Để ghi nhận các doanh nghiệp đã hỗ trợ tích cực, góp phần vào thành công Hội thảo, BTC trao hoa và giấy chứng nhận tài trợ cho 3 đơn vị là: Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao; BQL Dự án hỗ trợ kỹ thuật – Trung tâm Đổi mới sáng tạo ứng phó với BĐKH – Bộ KH&CN; Công ty Thoát nước và Phát triển đô thị Vũng Tàu.

11h35′: Bế mạc Hội thảo

images1771361_hnm_4884

Tổng biên tập Hoàng Văn Thành phát biểu bế mạc Hội thảo

Tổng Biên tập Báo Tài nguyên & Môi trường Hoàng Văn Thành đánh giá cao các chuyên gia, nhà quản lý đã cung cấp thông tin, chia sẻ trên diễn đàn. “Chúng tôi sẽ chuyển tải những ý kiến đóng góp của quý vị tới các cơ quan truyền thông báo chí và Bộ TN&MT; đồng thời báo cáo lãnh đạo Bộ những vấn đề liên quan đến chính sách quản lý tài nguyên, môi trường và ứng phó với BĐKH. Những thông tin của quý vị thực sự hữu ích với các cơ quan báo chí, đặc biệt là Bộ TN&MT”.

Nguồn: TN&MT

Tin khác đã đăng