Ký kết hợp tác hỗ trợ phát triển bền vững, bảo vệ môi trường ngành dệt may



Các bên tham dự lễ kí kết Ngày 27/10, tại Hà Nội, các đối tác công tư trong lĩnh vực dệt may và da giày đã tổ chức buổi lễ ký kết thỏa thuận hợp tác Hợp tác Công tư (PPP) nhằm tạo một bước tiến mới trong quá trình thúc đẩy ngành dệt may […]

ky-ket-hop-tac
Các bên tham dự lễ kí kết

Ngày 27/10, tại Hà Nội, các đối tác công tư trong lĩnh vực dệt may và da giày đã tổ chức buổi lễ ký kết thỏa thuận hợp tác Hợp tác Công tư (PPP) nhằm tạo một bước tiến mới trong quá trình thúc đẩy ngành dệt may và da giày Việt Nam phát triển bền vững về mặt kinh tế và bảo vệ môi trường.

Tới tham dự buổi lễ ký kết có đại diện lãnh đạo Vụ Công nghiệp nhẹ – Bộ Công Thương, Tổng cục Môi trường – Bộ TN&MT, Vụ Hợp tác quốc tế – Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và các đại diện liên quan.

Phát triển tại buổi lễ ký kết ông Phan Chí Dũng, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ – Bộ Công Thương cho rằng, thỏa thuận hợp tác được xem là một sáng kiến mang lại những giải pháp giải quyết các vấn đề kinh tế của ngành dệt may hiện nay. Bên cạnh đó, nó còn hạn chế được các nguy cơ ô nhiễm môi trường góp phần phát triển ngành dệt may một cách bền vững. Thỏa thuận này nằm trong chương trình Vươn tới Đỉnh cao (RttT) với sự hỗ trợ xây dựng và phối hợp triển khai từ tất cả các thành viên tham gia kí kết.

Chương trình RttT là một sáng kiến được thống nhất trong khuôn khổ Diễn đàn Tăng trưởng xanh toàn cầu, các đối tác như Chính phủ Hà Lan và Đan Mạch, các công ty đa quốc gia, các tổ chức quốc tế và doanh nghiệp sản xuất. Chương trình họat động tự nguyện nhằm hỗ trợ sản xuất và thương mại có trách nhiệm với các mặt hàng dệt may và da giày, đồng thời hướng tới phát triển ngành dệt may và da giày thông qua đẩy mạnh áp dụng các thực hành sản xuất bền vững toàn cầu với thử nghiệm đầu tiên tại Việt Nam. RttT gồm 4 nhóm công tác được định hướng các lĩnh vực phụ trách với mục tiêu thúc đẩy sự phát triển bền vững về mặt xã hội và môi trường của ngành dệt may và da giày.

Hợp tác công – tư này sẽ phối hợp nguồn lực của các thành viên nhằm cải thiện sản xuất theo hướng thân thiện môi trường, giảm thiểu tác động nguy hại tới môi trường và cải thiện năng suất người lao động. Thông qua các sáng kiến được thử nghiệm tại nhà máy, kinh nghiệm triển khai hoạt động sản xuất dệt may và da giày của các công ty và yêu cầu của thị trường, các thành viên sẽ đóng góp và chia sẻ thông tin vào quá trình xây dựng các đề xuất chính sách, chiến lược, quy hoạch liên quan đến phát triển ngành dệt may và da giày. Các thành viên tham gia kí kết hợp tác này có vai trò và trách nhiệm bố trí nguồn lực nhân rộng các mô hình, sáng kiến triển khai bởi RttT. Đồng thời, thống nhất đẩy mạnh họat động thu hút và khuyến khích đầu tư tài chính vào các dự án cải thiện hiệu suất và xây dựng, vận hành nhà máy sản xuất theo hướng bền vững.

Nguồn: Nguyễn Cường – Bộ TN&MT

Tin khác đã đăng