Quy định việc quản lý, cải tạo và phục hồi môi trường khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu



Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 30/2016/TT-BTNMT về quản lý, cải tạo và phục hồi môi trường khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu; Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/12/2016.

20141202111429-thuoc2
Ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu

Theo đó, Thông tư này quy định chi tiết điểm a, điểm b, khoản 3 Điều 107 Luật Bảo vệ môi trường; khoản 3, khoản 4 Điều 13 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

Bao gồm: Tiêu chí phân loại khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu; hướng dẫn thực hiện hoạt động cải tạo và phục hồi môi trường khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu; kiểm tra, xác nhận việc hoàn thành việc cải tạo và phục hồi môi trường khu vực đất bị ô nhiễm tông lưu.

o-nhiem-nuoc-o-thanh-hoa
Ô nhiễm đất ở Thanh Hóa

Thông tư này áp dụng đối với cơ quan quản lý Nhà nước, tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến cải tạo và phục hồi môi trường khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu.

Điểm mới của Thông tư này là việc đánh giá, cải tạo phục hồi khu vực ô nhiễm môi trường tồn lưu sẽ dựa vào 3 đối tượng đó là nguồn bị ô nhiễm, đường lan truyền ô nhiễm và khả năng tác động của môi trường tới con người. Đặc biệt, việc xử lý ô nhiễm môi trường tồn lưu cần đảm bảo tránh gây ô nhiễm cho nguồn nước ngầm.

UBND cấp tỉnh có trách nhiệm: Điều tra, đánh giá, tổng hợp, lập và công bố danh mục các khu vực bị ô nhiễm trên địa bàn quản lý, lập hồ sơ các khu vực bị ô nhiễm trên địa bàn quản lý. Cập nhật thông tin về các khu vực bị ô nhiễm vào hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu các khu vực bị ô nhiễm của Tổng cục Môi trường. Báo cáo kết quả cải tạo và phục hồi khu vực bị ô nhiễm trên dịa bàn tỉnh gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 31/3 hằng năm.

Nguồn: Bảo Châu – Moitruong

Tin khác đã đăng