Tăng cường công tác khí tượng thủy văn tại Việt Nam



Ngày 25/11, Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia tổ chức Hội thảo “Tăng cường công tác khí tượng thủy văn tại Việt Nam”.

anh-1
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo 

Khai mạc hội thảo, ông Lê Thanh Hải, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia nhận định, với bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu, thời tiết, kèm theo là các hiện tượng khí tượng thủy văn (KTTV) nguy hiểm ở nước ta ngày càng có những biến động phức tạp. Các thiên tai như bão, lũ, hán hạn, mưa lớn, giông tố, lốc …có xu hướng diễn biến phức tạp, với quy mô lớn, cùng mức độ tàn phá nặng nề hơn.

Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trug ương, hơn 80% dân số Việt Nam có nguy cơ chịu ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai. Những thiên tai có nguồn gốc KTTV thường gây ra hậu quả hết sức nặng nề về người và tài sản, đẩy lùi thành quả phát triển của đất nước.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã rà soát, đánh giá tổng thể hiện trạng hệ thống mạng lưới, dự báo KTTV tại Việt Nam, đồng thời trao đổi, thảo luận với các chuyên gia trong nước và quốc tế để đưa ra giải pháp tăng cường công tác KTTV tại Việt Nam. Ngành KTTV Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2020 đạt trình độ khoa học công nghệ tiên tiến của khu vực châu Á, có đủ năng lực điều tra cơ bản, dự báo KTTV, phục vụ yêu cầu phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

Cũng tại Hội thảo, các vấn đề tồn tại, bất cập của số liệu radar thời tiết; sự cần thiết của một hệ thống đồng bộ, đáp ứng yêu cầu công tác dự báo, cảnh báo và phòng chống thiên tai đã được đại diện Trung tâm KTTV quốc gia trình bày một các cụ thể.

Để phát triển ngành KTTV, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chiến lược phát triển ngành, mục tiêu đến năm 2020, mạng lưới quan trắc KTTV có mật độ trạm tương đương với các nước phát triển và tự động hóa trên 90% số trạm quan trắc, đồng thời tăng cường các hệ thống đo đạc từ xa, bảo đảm theo dõi liên tục các biến động về thời tiết, khí hậu, tài nguyên nước, đáp ứng đầy đủ dữ liệu  cho dự báo KTTV theo phương pháp tiên tiến.

Riêng mạng lưới quan trắc TKVT được quy hoạch trên cơ sở duy trì 6 trạm TKVT hiện có và điều chỉnh, bổ sung các trạm còn thiếu, đưa tổng số trạm quan trắc TKVT đến năm 2030 là 11 trạm. Như vậy có nghĩa, trong giai đoạn 2016 – 2030, mạng lưới TKVT sẽ phát triển mới thê, 5 trạm: Nha Trang; Buôn Mê Thuột; Cà Mau; Hoàng Sa; Trường Sa.

Nguồn: Phạm Thu Hà – Bộ TN&MT

Tin khác đã đăng