Đồng bằng sông Cửu Long lại đối mặt nguy cơ thiếu nước
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, từ tháng 3 đến tháng 6/2017 tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lượng mưa giảm, khả năng thấp hơn trung bình nhiều năm.
Ảnh minh họa (nguồn: Báo Thanh niên)
Mùa khô 2016-2017, tổng lượng dòng chảy sông Mekong về ĐBSCL sẽ thiếu hụt so trung bình nhiều năm từ 15% đến 30%, tương đương mùa khô năm 2014-2015, cao hơn mùa khô năm 2015-2016. Trong khi đó, có khả năng mùa khô 2016-2017 thuộc năm thủy văn có dòng chảy nhỏ, do đó diễn biến mặn rất phức tạp và gay gắt, xâm nhập sớm và kéo dài, nhưng mức độ ít nghiêm trọng hơn so mùa khô 2015-2016.
Tổng cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cũng nhận định, tuy mùa khô năm 2017 không khốc liệt như năm 2016, nhưng do dòng chảy sông Cửu Long có thể thiếu hụt, dẫn đến hạn hán và xâm nhập mặn đến sớm ngay từ những tháng đầu năm 2017.
Cụ thể, mùa khô 2017, ĐBSCL sẽ gặp nhiều khó khăn về lượng nước phục vụ sản xuất. Đặc biệt các địa phương ven biển như: Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau… sẽ bị xâm nhập mặn sâu vào nội đồng. Vì vậy, các địa phương cần kiểm soát tốt hoạt động cống đập, sử dụng nước ngọt hợp lý. Xâm nhập mặn là thách thức nhưng các địa phương phải biến thành lợi thế. Đối với vùng mặn thường xuyên, cần tập trung nuôi thủy sản, còn vùng có ranh giới lúc mặn, lúc ngọt nên tập trung mô hình tôm lúa…
Do đó, các địa phương trong khu vực cần quan tâm công tác thủy lợi, sử dụng nguồn nước hợp lý cho sản xuất, nuôi trồng thủy sản…
Nguồn: Bộ TN&MT
Tin khác đã đăng
- Mặt kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè thông thoáng trở lại sau nhiều ngày nỗ lực vớt rác 25/05/2024
- Nỗ lực vớt lượng rác “ngộp thở” trên kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè 15/04/2024
- Nguy cơ ô nhiễm trở lại tài dòng kênh đẹp nhất TP.HCM 05/04/2024
- Hướng dẫn kỹ thuật phân loại rác tại nguồn 25/12/2023
- Những điểm mới trong cách tính phí bảo vệ môi trường đối với nước thải 24/12/2023