3 nước tiên phong sử dụng hệ thống xử lý rác thải thông minh



Việc chuyển sang sử dụng hệ thống xử lý chất thải thông minh đã được các nước trên thế giới lựa chọn, trong đó có 3 nước Anh Quốc, Phần Lan, và Đan Mạch.

Bốn năm trước đây, Ngân hàng Thế giới (WB) đã đưa ra cảnh báo số lượng chất thải rắn mà loài người thải ra sẽ tăng từ 1,3 tỷ tấn lên 2,2 tỷ tấn trong năm 2025. Trong khi chi phí quản lý chất thải hàng năm trên toàn cầu tăng từ 205 tỷ USD lên 375 tỷ USD/năm. Nếu không có các kế hoạch xử lý và tái chế rác thải rắn ở các thành phố có tốc độ đô thị hóa nhanh và các quốc gia thu nhập thấp, thì việc xảy ra cuộc khủng hoảng rác là khó tránh khỏi. Trước thực trạng này, nhiều quốc gia như Anh, Phần Lan, Đan Mạch đã đưa vào vận hành hệ thống xử lý chất thải thông minh nhằm giảm thiểu nguy cơ xảy ra cuộc khủng hoảng rác trong tương lai.

Anh Quốc: Thùng rác tự nén sử dụng năng lượng mặt trời

Thùng rác tự nén sử dụng năng lượng mặt trời được thử nghiệm lần đầu tiên tại Anh năm 2011. Mỗi thùng rác tự nén có có dung tích 800 lít, gấp 8 lần thùng rác bình thường cùng kích cỡ và sử dụng công nghệ nén rác không ra nước. Hệ thống máy ép rác sử dụng nguồn năng lượng từ ắc quy đó có thể hoạt động trong hơn 72 giờ. Khi thùng rác đầy 85%, hệ thống cảm ứng trên thùng rác sẽ gửi tín hiệu thông báo về trung tâm để các nhân viên vệ sinh môi trường đến xử lý kịp.

xu_ly_rac_thai_thong_minh
Thùng rác công nghệ mới Big Belly không chỉ giúp giảm bớt những chuyến đi thu gom chất thải không cần thiết mà còn làm giảm lượng carbon sinh ra trong quá trình thu gom rác thải. Tuy nhiên, mỗi thùng rác Big Belly có giá hơn 3.000 Bảng Anh, đắt gấp 3 lần thùng rác bình thường. Hiện tại, Mỹ, Queensland (Úc), thành phố Brooklyn cũng đang sử dụng thùng rác thông minh này.

Phần Lan: Thùng rác cảm biến

Enevo – công ty đến từ Phần Lan – đã phát minh ra công nghệ xử lý rác thải thông minh dựa trên cảm biến để qua đó thu thập rác thải đô thị. Cảm biến không dây nhỏ được cài đặt vào thùng rác có khả năng cung cấp dữ liệu thời gian thực về khối lượng, nhiệt độ của thùng rác. Sau đó, dữ liệu này được gửi đến trung tâm xử lý rác giúp họ biết lúc nào nên đến đâu để thu gom.

xu_ly_rac_thai_thong_minh-_anh2
Ước tính, việc này sẽ giúp tiết kiệm 50% khối lượng công việc so với trước kia cũng như giảm số dặm đường của những chiếc xe rác phải đi mỗi năm. Hơn nữa, cảm biến này còn góp phần giảm lượng khí thải CO2 vào không khí, giảm bớt sự hiện diện vào giao thông có thể dẫn đến tắc đường, đồng thời giúp giảm tỷ lệ các thùng rác bị ùn ứ quá nhiều gây mất mỹ quan.

Đan Mạch: Smart Lab

Trong tháng 6/2016, thủ đô Copenhagen (Đan Mạch) đã cài đặt Smart Lab ở trung tâm thành phố nhằm biến nơi đây trở thành trung tâm phát triển các giải pháp bền vững hỗ trợ cho những thách thức đô thị trong tương lai. Theo truyền thông địa phương, Smart Lab sẽ sử dụng cảm biến đo lường và thu thập dữ liệu, đưa ra cái nhìn sâu sắc độc đáo về tình trạng hiện tại của Copenhagen.

xu_ly_rac_thai_thong_minh-_anh3
Morten Kabell – Phó Thị trưởng của thành phố Copenhagen – nhận định: “Bằng cách sử dụng các cảm biến trong các thùng rác, chúng ta có thể lên kế hoạch để giữ cho thành phố trong sạch, thông minh hơn so với hiện nay”.
Theo Songmoi

Tin khác đã đăng