Có một không gian xanh Văn Miếu…
Ngoài những giá trị về lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, nét cổ kính… không gian xanh trong lòng Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã thực sự tạo nên dấu ấn đối với du khách gần xa.
Không gian xanh và hoa cây cảnh trong Văn Miếu – Quốc Tử Giám
Từ sự đa dạng của các loại cây cảnh…
Ngay từ phía ngoài trước cổng vào Văn Miếu – Quốc Tử Giám, ở khu vực hồ Văn, du khách được chiêm quan nhiều loại hoa, cây cảnh. Nổi bật ở vườn hoa của hồ Văn có bộ đỉnh tạo dáng bằng xanh, si được trang trí, cắt tỉa cầu kỳ. Trước cổng Tam quan có nhiều loài hoa khoe sắc màu, nổi bật là đôi rồng tạo dáng theo rồng thời Lý nghênh đón khách, phía dưới có các nấm hoa được thay đổi theo mùa hoa. Qua Tam quan là đủ các loại hoa, cây cảnh, cây xanh tạo bóng mát, sát ngay bên đường đi có các khung giá trang trí các chậu hoa theo mùa. Càng đi vào trong, khách càng ấn tượng với không gian xanh và các khung dàn hình chữ Hán thể hiện trời đất hướng con cháu với các chữ: Đức , Trí, Tín, Tâm, Nhân, Nghĩa…
Chị Lê Thị Kim Anh – Trưởng phòng Duy tu – Môi trường thuộc Trung tâm Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám cho hay: “Cùng với các loại hoa, cây cảnh, cây thế, những thảm cỏ xanh loại cỏ sầu, được chăm sóc hàng tháng cắt tỉa, bấm tỉa tỉ mỉ, để phát triển cao từ 5-7cm. Trong khuôn viên của Văn Miếu – Quốc Tử Giám còn có các cây bồ đề cổ thụ, cây đa, các loại cây bóng mát, cây ăn quả: xoài, muỗm, roi, nhãn, hoa đại… có cây đã tồn tại hàng chục năm tới vài trăm năm. Không gian xanh trong Văn Miếu – Quốc Tử Giám có ý nghĩa, giá trị về nhiều mặt, vừa tạo cảnh quan, bóng mát, nơi đây còn là nơi sinh sống của rất nhiều loại chim, chồn khác nhau…”.
Đến sự cần mẫn của những người chăm sóc cây xanh
Chị Kim Anh cho hay: “Toàn đội có 25 người, 11 người phụ trách vệ sinh công cộng, vệ sinh môi trường; 14 người phụ trách duy tu, duy trì cây hoa, thảm cỏ, cây xanh. Công việc chăm sóc hoa cây cảnh đòi hỏi rất nhiều yếu tố vừa có trình độ chuyên môn, phải tâm huyết, có trách nhiệm, hiểu cây, yêu cây như con, mỗi người thợ như một bác sĩ, phải chăm cây sống, khỏe mạnh, luôn phát triển. Người làm việc ở đây phải có tình cảm, tình yêu thực sự đối với các loại cây… Chính vì thế, mỗi người khi bắt tay vào công việc đều không nề hà nắng, mưa, lễ, Tết, mỗi người đều nhận thấy trách nhiệm đối với cây xanh, với cảnh quan môi trường ở một di tích quốc gia đặc biệt. Dù vất vả, bận rộn, nhưng nhìn thấy du khách trong nước, quốc tế đến tham quan, dừng lại chụp ảnh chúng tôi thấy vui, hãnh diện, vì đã đóng góp một phần công sức nhỏ bé vào giá trị của Văn Miếu – Quốc Tử Giám, đó là nguồn động viên mỗi người làm việc có trách nhiệm nhiều hơn”.
Nguồn: Báo du lịch
Tin khác đã đăng
- Phó bí thư thành ủy Tp. Hồ Chí Minh, Nguyễn Hồ Hải thăm và giám sát thực hiện Dự án vệ sinh môi trường Tp. Hồ Chí Minh giai đoạn 2 14/07/2023
- Lễ phát động Tổng vệ sinh môi trường tại 2 phường Đakao – Quận 1 và phường 3 – Quận Tân Bình ngày 17/6/2023. Chương trình hành động tổng thể về vệ sinh môi trường ” Sạch hơn nhé Sài Gòn “. 19/06/2023
- Chương trình truyền thông ” Sạch hơn nhé Sài Gòn” thuộc Dự án Vệ sinh môi trường Tp. Hồ Chí Minh được phối hợp tổ chức tại phường Cát Lái, quận 2 ngày 4/6/2023. Tại sự kiện này, Hội Liên Hiệp Phụ nữ phường Cát Lái đã phát động “Ngày hội Phụ nữ vì môi trường” với nhiều hoạt động có ý nghĩa như trao tặng thùng rác và hướng dẫn phân loại rác; Đổi rác tái chế nhận quà, đổi pin lấy cây xanh… Chương trình có sự đồng hành và tài trợ của Ban Quản lý đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị – chủ đầu tư Dự án vệ sinh môi trường Tp. Hồ Chí Minh. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động truyền thông của Dự án nhằm vận động và thay đổi nhận thức, hành vi của người dân Tp. Thủ Đức và Tp. Hồ Chí Minh về giữ gìn vệ sinh môi trường và bảo vệ dòng kênh xanh Nhiêu Lộc – Thị Nghè. 06/06/2023
- Lễ phát động Tháng hành động vì môi trường và mỹ quan đô thị – “Sạch hơn nhé Sài Gòn” tại phường Bình Trưng Tây. 29/05/2023
- Đoàn chuyên gia đối ngoại World Bank tới thăm, làm việc và khảo sát kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè ngày 22/02/2023. 22/04/2023