Hạt ô nhiễm gây bệnh như thế nào?



Ô nhiễm phân tử (còn được gọi là "hạt vật chất") bao gồm một hỗn hợp của các chất rắn và các giọt chất lỏng. Một số hạt được phát ra trực tiếp, một số khác hình thành khi các chất ô nhiễm phát ra từ các nguồn khác nhau phản ứng trong khí quyển. Mức độ ô nhiễm phân tử không tố và thậm chí nguy hiểm cho sức khỏe.

hat-o-nhiem-1
Ô nhiễm không khí
– Hạt mịn: Là các hạt có đường kính nhỏ hơn 2,5 micromet. Những hạt này rất nhỏ mà chúng chỉ có thể được phát hiện với một kính hiển vi điện tử. Nguồn chính sản sinh ra các hạt mịn gồm khí thải của các loại xe cơ giới, nhà máy điện, đốt gỗ dân cư, cháy rừng, đốt nông nghiệp, một số quy trình công nghiệp, và các quá trình đốt khác.

Hạt thô: Là các hạt có đường kính từ 2,5 đến 10 micromet. Nguồn hạt thô bao gồm nghiền hoặc xay trong hoạt động khai thác khoáng sản, và bụi khuấy động bởi phương tiện đi trên đường.

hat-o-nhiem
Một trong những thủ phảm gây ô nhiễm không khí
Các hạt có đường kính nhỏ hơn 10 micromet có thể gây ra hoặc làm nặng thêm một số vấn đề sức khỏe và có liên quan với bệnh tật và tử vong do bệnh tim hoặc bệnh phổi khi tiếp xúc ngắn hạn (thường là trên 24 giờ, nhưng có thể ngắn một giờ) và dài hạn tiếp xúc (năm).

Nhóm nhạy cảm với ô nhiễm phân tử bao gồm những người bị bệnh tim hoặc bệnh phổi (bao gồm cả suy tim và bệnh động mạch vành, hoặc hen và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính), người cao tuổi và trẻ em.

hat-o-nhiem-2Bảng giá trị AQI của hạt ô nhiễm
Những người có vấn đề tim mạch khi tiếp xúc với hạt ô nhiễm có thể cảm thấy đau ngực,trống ngực đánh dồn đập, khó thở và mệt mỏi.
Khi tiếp xúc với nồng độ cao của chất ô nhiễm này, người bị bệnh phổi có thể gặp các triệu chứng như ho và khó thở. Với người khỏe mạnh cũng có thể gặp những triệu chứng như trên nhưng không rõ ràng, nếu tiếp xúc lâu dài thì vô cùng nguy hại cho sức khỏe.

Đối với người sử dụng thuốc lá thì những hạt ô nhiễm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và có thể làm trầm trọng thêm các bệnh đường hô hấp có sẵn, chẳng hạn như bệnh hen suyễn và viêm phế quản mạn tính.

Nguồn: Bảo Châu – Moitruong

Tin khác đã đăng