Kỳ vọng tái chế rơm rạ thành sản phấm hữu ích



Thời gian qua, sau khi thu hoạch lúa, các hộ dân ở ngoại thành Hà Nội thường đốt rơm, rạ tại ruộng gây ô nhiễm môi trường không khí (làm phát thải khí C02, CO và NOx). Việc làm này còn gây hiện tượng mù khói và hạn chế tầm nhìn của người và các phương tiện tham gia giao thông, ảnh hưởng tới sinh hoạt, sức khỏe của người dân trên nhiều địa phương, đặc biệt trong những ngày thời tiết xấu và bất thường.

dot-rom-ra

Ô nhiễm do đốt rơm rạ. Ảnh: Internet

“Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các tổ chức, nhà khoa học nghiên cứu ứng dụng tái chế các sản phấm hữu ích phục vụ xã hội từ rơm rạ; Chủ trì tổ chức, điều tra đánh giá xây dựng các cơ chế chính sách nhằm kêu gọi các tổ chức, cá nhân theo hướng xã hội hóa có công nghệ phù hợp để xử lý, tận dụng rơm rạ”. Đây là một trong những kỳ vọng của UBND thành phố Hà Nội để từng bước giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường, gây mất an toàn giao thông do việc đốt rơm rạ gây ra.

Đồng thời, UBND Thành phố cũng giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu công nghệ phù hợp để xử lý, tận dụng rơm rạ trở thành nguồn vật liệu bổ sung, phân vi sinh hay nguyên liệu của các ngành sản xuất khác; Nghiên cứu cung cấp các chế phẩm sinh học cho các địa phương và hướng dẫn việc dùng chế phẩm sinh học để xử lý rơm, rạ dư thừa sau thu hoạch thành phân bón hữu cơ phục vụ nông nghiệp, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Nguồn: L.Nhi – Bộ TN&MT

Tin khác đã đăng