Quản lý hiệu quả và giảm thiểu tác động của hoạt động khoáng sản đối với môi trường



Đối với lĩnh vực địa chất và khoáng sản, Chương trình hành động của Bộ thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020 nhấn mạnh mục tiêu hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về địa chất- khoáng sản; quản lý có hiệu quả tài nguyên khoáng sản, giảm thiểu tác động của các hoạt động khoáng sản đối với môi trường; tập trung thực hiện Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

khoang-san
Ảnh minh họa

Để thực hiện mục tiêu trên, Chương trình tập trung vào 03 nhóm nhiệm vụ cơ bản. Thứ nhất, xây dựng, hoàn thiện thể chế chính sách, pháp luật:Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách, kiện toàn tổ chức và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đảm bảo hoạt động hiệu quả quản lý nhà nước về khoáng sản.

Thứ hai, công tác điều tra cơ bản: tập trung lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1/50.000; điều tra, đánh giá các nguy cơ tai biến địa chất phần đất liền; ưu tiên điều tra địa chất, khoáng sản biển, hải đảo và ở các khu vực biên giới, khu vực tập trung khoáng sản; tăng cường thực hiện công tác điều tra, phát hiện khoáng sản cùng với việc lập bản đồ địa chất khu vực, địa chất tai biến, địa chất môi trường, bản đồ chuyên đề và nghiên cứu chuyên đề về địa chất, khoáng sản tỉ lệ 1/50.000 đối với đất liền và tỉ lệ 1/500.000 ở các vùng biển Việt Nam nhằm làm rõ cấu trúc, lịch sử phát sinh phát triển của vỏ trái đất phục vụ nhu cầu phát triến kinh tế – xã hội, quốc phòng an ninh. Nâng cao trình độ khoa học và công nghệ, năng lực thiết bị, tăng nguồn vốn đầu tư nhằm đẩy nhanh tiến độ điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản phù hợp với Chiến lược khoáng sản và Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, đáp ứng yêu cầu của Nghị quyết số 02 – NQ/TW ngày 25/4/2011 của Bộ Chính trị. Đánh giá tiềm năng tài nguyên từng loại, nhóm khoáng sản quan trọng, đặc biệt là trong các cấu trúc địa chất, có triển vọng khoáng sản đến độ sâu 500m và một số vùng đến 1000m làm rõ tiềm năng từng loại khoáng sản phục vụ nhu cầu thăm dò, khai thác chế biến sử dụng và dự trữ khoáng sản quốc gia hợp lý; lập kế hoạch, thực hiện hợp tác thăm dò, khai thác tài nguyên khoáng sản ở nước ngoài phục vụ cho nhu cầu trong nước; điều tra, lập quy hoạch bảo tồn công viên Địa chất Toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn.

Thứ ba, tăng cường công tác thanh tra, kim tra trong hoạt động khoáng sản, có biện pháp hiệu quả hạn chế và đi đến chấm dứt tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, kiên quyết xử lý việc cấp phép hoạt động khoáng sản không đúng quy định của pháp luật.

Nguồn : Sở TN&MT

Tin khác đã đăng