Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản



Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

  1. Nghị định này quy định chi tiết khoản 5 và khoản 7 Điều 3; khoản 4 Điều 7; khoản 3 Điều 10; Điều 24; khoản 2 Điều 27; khoản 3 Điều 30; khoản 2 Điều 36; khoản 2 Điều 39; khoản 3 Điều 40; điểm đ khoản 1 Điều 42; khoản 4 Điều 43; Điều 44; khoản 4 Điều 48; khoản 1 Điều 49; khoản 3 Điều 50; khoản 3 Điều 53; điểm c và điểm đ khoản 1 Điều 55; khoản 3 Điều 60; khoản 4 Điều 66; khoản 3 Điều 71; khoản 2 Điều 75; khoản 3 Điều 77; khoản 2 Điều 78 của Luật khoáng sản số 60/2010/QH12.
  2. Các quy định về nguyên tắc, điều kiện, thủ tục đấu giá quyền khai thác khoáng sản không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.

Điều 2. Điều kiện và tiêu chuẩn xuất khẩu khoáng sản

  1. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành liên quan xây dựng và ban hành danh mục, điều kiện và tiêu chuẩn xuất khẩu các loại khoáng sản, trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng.
  2. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành liên quan xây dựng và ban hành danh mục, điều kiện và tiêu chuẩn xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng.

Điều 3. Hoàn trả chi phí điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản

  1. Thông tin điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản mà tổ chức, cá nhân phải hoàn trả chi phí khi sử dụng là thông tin đánh giá tiềm năng khoáng sản.
  2. Việc hoàn trả chi phí đánh giá tiềm năng khoáng sản, thăm dò khoáng sản được thực hiện theo nguyên tắc sau:
  3. a) Trường hợp thông tin đánh giá tiềm năng khoáng sản, thăm dò khoáng sản thuộc sở hữu của Nhà nước, tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin phải hoàn trả cho Nhà nước chi phí đã đầu tư. Chi phí phải hoàn trả được xác định căn cứ vào khối lượng công trình, hạng mục công việc đã thi công và đơn giá hiện hành.

Trường hợp tổ chức, cá nhân đã hoàn trả ngân sách nhà nước số tiền đã đầu tư cho đánh giá tiềm năng khoáng sản, thăm dò khoáng sản thì việc hoàn trả chi phí thực hiện theo quy định tại điểm c khoản này.

  1. b) Tổ chức, cá nhân được phép thăm dò khoáng sản bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước không được cung cấp, chuyển nhượng thông tin về kết quả thăm dò khoáng sản cho tổ chức, cá nhân khác, trừ trường hợp cung cấp cho các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
  2. c) Trường hợp thông tin đánh giá tiềm năng khoáng sản, thăm dò khoáng sản do tổ chức, cá nhân đầu tư, việc hoàn trả chi phí đã đầu tư được thực hiện theo nguyên tắc tự thỏa thuận giữa tổ chức, cá nhân đã đầu tư với tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin.

Đối với thông tin đánh giá tiềm năng khoáng sản, thăm dò khoáng sản do tổ chức, cá nhân đầu tư ở khu vực hoạt động khoáng sản bị thu hồi giấy phép, giấy phép được trả lại hoặc hết quyền ưu tiên đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, trong trường hợp các bên không tự thỏa thuận được chi phí phải hoàn trả thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 82 Luật khoáng sản (dưới đây gọi chung là cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép) quyết định chi phí đã đầu tư phải hoàn trả theo nguyên tắc quy định tại điểm a khoản này.

  1. Việc hoàn trả chi phí điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản được thực hiện trước khi tổ chức, cá nhân nhận Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản.
  2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn phương pháp xác định chi phí điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản phải hoàn trả, phương thức, thủ tục hoàn trả; quy định chế độ thu, quản lý, sử dụng chi phí đánh giá tiềm năng khoáng sản, thăm dò khoáng sản do Nhà nước đã đầu tư.

Điều 4. Sử dụng thông tin đánh giá tiềm năng khoáng sản, thăm dò, khai thác khoáng sản

  1. Tổ chức, cá nhân được quyền sử dụng thông tin thăm dò khoáng sản do mình đầu tư hoặc sử dụng thông tin đánh giá tiềm năng khoáng sản, thăm dò, khai thác khoáng sản thuộc sở hữu của Nhà nước đã được hoàn trả chi phí theo quy định tại Điều 3 Nghị định này có quyền chuyển nhượng, thừa kế để phục vụ hoạt động khoáng sản theo quy định của pháp luật.
  2. Sau 06 tháng kể từ ngày giấy phép thăm dò khoáng sản hết hạn mà tổ chức, cá nhân được phép thăm dò không trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trữ lượng khoáng sản hoặc trữ lượng khoáng sản đã được phê duyệt mà không nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền được cung cấp thông tin về khoáng sản ở khu vực đó cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng. Tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin có trách nhiệm hoàn trả chi phí thăm dò theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 3 Nghị định này.

Điều 5. Đầu tư của Nhà nước để thăm dò, khai thác khoáng sản

  1. Nhà nước đầu tư để thăm dò, khai thác một số loại khoáng sản quan trọng phục vụ mục tiêu quốc phòng, an ninh hoặc nhiệm vụ kinh tế – xã hội quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật khoáng sản.
  2. Trên cơ sở quy hoạch khoáng sản đã được phê duyệt, căn cứ vào yêu cầu phục vụ mục tiêu quốc phòng, an ninh, nhiệm vụ kinh tế – xã hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các dự án thăm dò, khai thác khoáng sản thực hiện bằng vốn từ ngân sách nhà nước.

Điều 6. Khoáng sản độc hại

  1. Khoáng sản độc hại gồm khoáng sản phóng xạ, thủy ngân, arsen, asbest; khoáng sản chứa các nguyên tố phóng xạ hoặc độc hại mà khi khai thác có thể phát tán ra môi trường những chất phóng xạ hoặc độc hại vượt mức quy định của quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam.
  2. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm điều tra, đánh giá, xác định mức độ ảnh hưởng, đề xuất các giải pháp phòng ngừa tác động của khoáng sản độc hại đến môi trường khu vực và người dân địa phương nơi có khoáng sản độc hại; thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có khoáng sản độc hại biết để tổ chức quản lý, bảo vệ theo quy định.
  3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có khoáng sản độc hại có trách nhiệm triển khai thực hiện các giải pháp phòng ngừa tác động tiêu cực của khoáng sản độc hại tới môi trường khu vực và người dân địa phương; tổ chức quản lý, bảo vệ khoáng sản độc hại trên địa bàn địa phương theo quy định.

Điều 7. Báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản

  1. Báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản bao gồm:
  2. a) Báo cáo về hoạt động thăm dò khoáng sản, hoạt động khai thác khoáng sản.
  3. b) Báo cáo tình hình quản lý nhà nước về khoáng sản và hoạt động khoáng sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
  4. c) Báo cáo tình hình quản lý nhà nước về khoáng sản và hoạt động khoáng sản trong phạm vi cả nước.
  5. Chế độ báo cáo về hoạt động khoáng sản được quy định như sau:
  6. a) Báo cáo định kỳ thực hiện một năm một lần. Kỳ báo cáo được tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 của năm báo cáo.
  7. b) Ngoài chế độ báo cáo nêu tại điểm a khoản này, khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản, tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản phải báo cáo đột xuất về tình hình hoạt động khoáng sản.
  8. Trách nhiệm nộp báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản được quy định như sau:
  9. a) Chậm nhất sau 05 ngày làm việc kể từ ngày cuối cùng của kỳ báo cáo, tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản phải nộp báo cáo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này cho Sở Tài nguyên và Môi trường nơi hoạt động khoáng sản.

Đối với tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản theo giấy phép thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường, ngoài việc nộp báo cáo cho Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có hoạt động khoáng sản còn phải nộp báo cáo cho Tổng cục Địa chất và Khoáng sản.

  1. b) Chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày cuối cùng của kỳ báo cáo, Sở Tài nguyên và Môi trường lập báo cáo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để gửi cho Bộ Tài nguyên và Môi trường và gửi bản sao báo cáo cho Sở Công Thương, Sở Xây dựng để phối hợp quản lý.
  2. c) Chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày cuối cùng của kỳ báo cáo, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản lập báo cáo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này trình Bộ Tài nguyên và Môi trường để báo cáo Thủ tướng Chính phủ và gửi bản sao báo cáo cho Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng để phối hợp quản lý.
  3. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định mẫu báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản quy định tại khoản 1 Điều này.

Chương II

QUY HOẠCH KHOÁNG SẢN, ĐIỀU TRA CƠ BẢN ĐỊA CHẤT

VỀ KHOÁNG SẢN, KHU VỰC KHOÁNG SẢN

Điều 8. Lập, trình phê duyệt quy hoạch khoáng sản

  1. Trách nhiệm lập để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch khoáng sản quy định tại khoản 3 Điều 10 Luật khoáng sản cụ thể như sau:
  2. a) Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì lập quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản.
  3. b) Bộ Công Thương chủ trì lập Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản (trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng).
  4. c) Bộ Xây dựng chủ trì lập quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng.
  5. Quy hoạch khoáng sản quy định tại khoản 1 Điều này được lập phù hợp với chiến lược khoáng sản đã được phê duyệt theo quy định.
  6. Lấy ý kiến và phối hợp trong quá trình lập quy hoạch khoáng sản:
  7. a) Trong quá trình lập quy hoạch khoáng sản theo thẩm quyền quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều này, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng có trách nhiệm phối hợp để thực hiện quy định tại điểm d khoản 1 Điều 13 Luật khoáng sản.
  8. b) Cơ quan chủ trì lập quy hoạch khoáng sản phải lấy ý kiến các cơ quan có liên quan theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật khoáng sản đối với dự thảo quy hoạch trước khi trình Thủ tướng Chính phủ. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến của cơ quan chủ trì, các cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản.

Điều 9. Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

  1. Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định tại khoản 3 Điều 10 Luật khoáng sản được lập đối với các loại khoáng sản sau:
  2. a) Khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn.
  3. b) Khoáng sản ở khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường khoanh định và công bố.
  4. c) Khoáng sản ở bãi thải của mỏ đã đóng cửa.
  5. Việc lập quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
  6. a) Phù hợp với chiến lược khoáng sản, quy hoạch khoáng sản quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 8 Nghị định này.
  7. b) Phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội cấp tỉnh; bảo đảm an ninh, quốc phòng trên địa bàn.
  8. c) Bảo đảm khai thác, sử dụng khoáng sản hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả phục vụ nhu cầu hiện tại, đồng thời có tính đến sự phát triển khoa học, công nghệ và nhu cầu khoáng sản trong tương lai.
  9. d) Bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh và các tài nguyên thiên nhiên khác.
  10. Căn cứ để lập quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm:
  11. a) Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, quy hoạch vùng.
  12. b) Chiến lược khoáng sản; quy hoạch khoáng sản quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 8 Nghị định này.
  13. c) Nhu cầu về khoáng sản trong kỳ quy hoạch.
  14. d) Tiến bộ khoa học và công nghệ trong thăm dò, khai thác khoáng sản.

đ) Kết quả thực hiện quy hoạch kỳ trước.

  1. Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải có các nội dung chính sau đây:
  2. a) Điều tra, nghiên cứu, tổng hợp, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội và thực trạng hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản trên địa bàn địa phương.
  3. b) Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch kỳ trước.
  4. c) Xác định phương hướng, mục tiêu thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản trong kỳ quy hoạch.
  5. d) Khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản.

đ) Khoanh định chi tiết khu vực mỏ, loại khoáng sản cần đầu tư thăm dò, khai thác và tiến độ thăm dò, khai thác. Khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản được giới hạn bởi các đoạn thẳng nối các điểm khép góc thể hiện trên bản đồ địa hình hệ tọa độ quốc gia với tỷ lệ thích hợp.

  1. e) Xác định quy mô, công suất khai thác, yêu cầu về công nghệ khai thác.
  2. g) Giải pháp, tiến độ tổ chức thực hiện quy hoạch.
  3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập, phê duyệt và công bố quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sau khi được Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua.

Điều 10. Đầu tư điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản bằng vốn của tổ chức, cá nhân

  1. Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; trừ điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản than, urani, thori hoặc diện tích điều tra thuộc khu vực vành đai biên giới quốc gia.
  2. Căn cứ quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản đã được phê duyệt và quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ Tài nguyên và Môi trường lập danh mục đề án điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thuộc diện khuyến khích tham gia đầu tư bằng vốn của tổ chức, cá nhân, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
  3. Tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản phải đáp ứng các yêu cầu sau:
  4. a) Đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 34 và khoản 1 Điều 51 Luật khoáng sản.
  5. b) Có đủ kinh phí để thực hiện toàn bộ đề án điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản.
  6. c) Việc thực hiện đề án điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản phải được Tổng cục Địa chất và Khoáng sản giám sát quá trình thực hiện.
  7. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
  8. a) Đăng tải danh mục đề án điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thuộc diện khuyến khích đầu tư trên trang thông tin điện tử của Bộ sau khi được phê duyệt.
  9. b) Ban hành quy chế giám sát quá trình thực hiện đề án điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản.
  10. c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục góp vốn, quản lý vốn tham gia đầu tư của tổ chức, cá nhân.

Điều 11. Khoanh định khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ

  1. Khu vực có khoáng sản (trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn, khoáng sản độc hại, nước khoáng, nước nóng thiên nhiên) được khoanh định là khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ khi đáp ứng các tiêu chí quy định tại khoản 2 Điều này.
  2. Việc khoanh định khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật khoáng sản phải đáp ứng các tiêu chí sau:
  3. a) Không thuộc khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản; khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia.
  4. b) Khoáng sản đã phát hiện phân bố độc lập có trữ lượng hoặc tài nguyên dự tính thuộc quy mô nhỏ; khoáng sản ở khu vực khai thác khoáng sản đã có quyết định đóng cửa mỏ theo quy định tại khoản 2 Điều 73 Luật khoáng sản mà có trữ lượng và tài nguyên dự tính còn lại thuộc quy mô nhỏ quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
  5. c) Không có dấu hiệu phát hiện khoáng sản khác ngoài khoáng sản đã được thăm dò hoặc đánh giá tiềm năng khoáng sản.
  6. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm khoanh định và công bố các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Căn cứ thực tế tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường khoanh định và công bố khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ.

Điều 12. Tiêu chí khoanh định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản

Việc khoanh định khu vực có khoáng sản là khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản quy định tại khoản 2 Điều 78 Luật khoáng sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  1. Khu vực khoáng sản bảo đảm an ninh năng lượng gồm: than, urani, thori.
  2. Khu vực đá vôi, đá sét làm nguyên liệu sản xuất xi măng hoặc khoáng sản là phụ gia điều chỉnh làm xi măng đã xác định là nguồn nguyên liệu cho các dự án nhà máy xi măng; khu vực có khoáng sản đã xác định là nguồn nguyên liệu cung cấp cho các dự án nhà máy chế biến sâu khoáng sản được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc chấp thuận chủ trương.
  3. Khu vực khoáng sản thuộc vành đai biên giới quốc gia, khu vực chiến lược về quốc phòng, an ninh.
  4. Khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 65 Luật khoáng sản.
  5. Khu vực khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường được xác định khai thác để cung cấp nguyên vật liệu phục vụ cho việc duy tu, sửa chữa các công trình hạ tầng kỹ thuật.
  6. Khu vực hoạt động khoáng sản mà việc thăm dò, khai thác khoáng sản ở khu vực đó bị hạn chế theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 26 Luật khoáng sản.
  7. Khu vực hoạt động khoáng sản đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản trước ngày 01 tháng 7 năm 2011.
  8. Các trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

>> Tải bản đầy đủ

Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Chính phủ

Tin khác đã đăng