Nghiên cứu về tính bền vững của phương pháp Tiếp thị Vệ sinh Nông thôn ở Việt Nam



Trong những năm 1990, Việt Nam đã xây dựng chính sách, chiến lược và chương trình mới phù hợp với Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) và các mục tiêu quốc gia nhằm cải thiện cung cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn.

Trong khi tiến độ cung cấp nước sạch tăng nhanh chóng thì tiến độ tiếp cận vệ sinh vẫn còn rất thấp. Đến năm 1998, chỉ có 24% hộ dân nông thôn Việt Nam có nhà tiêu hợp vệ sinh làm cho Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ về vệ sinh môi trường vào năm 2015 khó lòng đạt được.

Để kiểm chứng liệu phương pháp tiếp thị vệ sinh có thể làm tăng tỷ lệ người dân được sử dụng nhà vệ sinh ở nông thôn Việt Nam hay không, Tổ chức Phát triển Quốc Tế (IDE), với nguồn vốn từ DANIDA, đã thực hiện dự án thí điểm từ năm 2003 đến năm 2006 tại 30 xã của các tỉnh duyên hải Thanh Hóa và Quảng Nam (Minh họa 1). Dự án này đã thực hiện đánh giá thị trường vệ sinh nông thôn; giới thiệu bốn mô hình nhà vệ sinh chi phí thấp; và đào tạo cho lãnh đạo địa phương (cán bộ thôn, cán bộ hội phụ nữ và cán bộ y tế thôn bản), và các nhà cung ứng dịch vụ (như người bán hàng vật liệu xây dựng, nhà sản xuất, và thợ xây).Sau khi được đào tạo, cán bộ địa phương cùng với các nhà cung ứng dịch vụ đã tuyên truyền về nhà tiêu hợp vệ sinh và giúp đỡ các hộ gia đình xây nhà tiêu theo mong muốn và khả năng tài chính của họ. Sau ba năm rưỡi, tỷ lệ trung bình hộ dân được sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh đã tăng từ 16% lên 46%.

untitled

Minh họa 1: Vị trí của dự án thí điểm IDE, 2003-2006

TRÌNH BÀY VẤN ĐỀ

Nhìn chung khi dự án thí điểm IDE kết thúc vào năm 2006, phương pháp tiếp thị vệ sinh nông thôn được cho là có hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn còn có nhiều câu hỏi đặt ra. Liệu phương pháp tiếp thị vệ sinh có được duy trì bền vững lâu dài hay không? Và nếu có thể duy trì được, làm cách nào để phương pháp này được nhân rộng và triển khai ở các quốc gia khác một cách tốt nhất? Lời giải đáp cho những câu hỏi này có thể được áp dụng cho các dự án vệ sinh khác trên thế giới.

HÀNH ĐỘNG

Từ năm 2009 Chương trình Nước sạch và Vệ sinh (WSP) tiến hành một nghiên cứu nhằm tìm hiểu về tính bền vững của phương pháp tiếp thị vệ sinh đã áp dụng trong dự án thí điểm của IDE. Nghiên cứu này được thực hiện với sự cộng tác của Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh Quốc tế IRC và công ty tư vấn ADCOM của Việt Nam.Trọng tâm của nghiên cứu này là xác định tính hiệu quả và kết quả của dự án có duy trì được sau 3 năm kết thúc dự án hay không. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng muốn tìm hiểu:

• Cách tiếp cận này đã được nhân rộng sang các xã lân cận hay chưa (“hiệu ứng lan tỏa”)

• Các huyện có dự án đã tiến hành nhân rộng phương pháp tiếp cận này ra toàn huyện hay chưa (“hiệu ứng nhân rộng”)

• Có dấu hiệu phát triển tiếp thị tự phát hay không (“phát triển song song”).

Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 6 đến tháng 8 năm 2009 tại các xã ở hai tỉnh thí điểm. Dựa trên thiết kế chọn mẫu có mục đích, tám xã ở bốn trong sáu huyện thí điểm được lựa chọn làm địa bàn nghiên cứu. Nhóm so sánh gồm bốn xã không có dự án nằm rải rác tại các huyện thí điểm. Phương pháp nghiên cứu gồm có: thu thập số liệu về vệ sinh ở 30 xã thí điểm và 4 xã so sánh không có dự án; tổ chức Thảo luận nhóm (FGDs) với 121 hộ gia đình trong đó có những hộ đã có và những hộ chưa có nhà tiêu hợp vệ sinh; phỏng vấn 23 tuyên truyền viên, 25 nhà cung ứng dịch vụ (Minh họa 2), và một số đại diện của các tổ chức phi chính phủ, nhà tài trợ và các cơ quan nhà nước; tiến hành quan sát chất lượng công trình và tình trạng vệ sinh của 28 nhà tiêu đã được xây dựng.

CÁC BÀI HỌC RÚT RA

Nghiên cứu đã mang lại cho những người trực tiếp thực hiện các dự án liên quan đến tiếp thị vệ sinh sự am hiểu sâu sắc. Đã có một báo cáo hoàn chỉnh cho nghiên cứu này (xem ở phần Bài đọc liên quan), trong đó có một số điểm nổi bật như sau:

• Việc sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh trong khu vực thí điểm tiếp tục tăng sau dự án.Khi dự án thí điểm kết thúc vào năm 2006, tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh tại các xã thí điểm đã tăng 44%. Sau dự án, tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh tiếp tục tăng, đạt 59% vào năm 2008. Sau khi đã xem xét nhân tố tăng trưởng dân số, ở những xã không có dự án thí điểm tỷ lệ sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh tăng rất chậm, chững lại hoặc thậm chí giảm.

• Các tuyên truyền viên vẫn duy trì hoạt động truyền thông nhưng mức độ ít hơn.Việc duy trì tỷ lệ tăng số hộ sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh sau dự án thí điểm được cho là một phần công việc của tuyên truyền viên. Họ vẫn tiếp tục tuyên truyền về nhà tiêu hợp vệ sinh như là công việc thường ngày của họ, cho dù không được nhận tiền trợ cấp hoặc được cung cấp nhiều tài liệu hỗ trợ.

>> Tải bản đầy đủ

Nguồn: Christine Sijbesma (IRC), Trương Xuân
Trường (ADCOM), và Jacqueline Devine (WSP)

Tin khác đã đăng