Truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững



Ngày 15 tháng 11 năm 2004, Bộ Chính trị (Khóa IX) đã ban hành Nghị quyết số 41-NQ/TW “Về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Sau hơn 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết nhận thức, ý thức về công tác bảo vệ môi trường trong các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể, của các tầng lớp nhân dân được nâng lên một bước.

Tuy nhiên, việc thực hiện các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp mà Nghị quyết số 41-NQ/TW đã đề ra còn nhiều thiếu sót, công tác bảo vệ môi trường còn nhiều hạn chế, yếu kém. Nhận thức về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của nhiều cấp ủy, lãnh đạo các cấp, các ngành, doanh nghiệp và nhân dân chưa đầy đủ; ý thức bảo vệ môi trường nhìn chung còn thấp. Những hạn chế, yếu kém về nhận thức nói trên cùng với tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu và hội nhập quốc tế đặt ra cho công tác nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững nhiều thách thức lớn cả trước mắt và lâu dài.

Trước tình hình trên, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 21 tháng 01 năm 2009 về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ Chính trị (Khóa IX) về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) đất nước, trong đó có yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện triệt để các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Nghị quyết số 41-NQ/TW nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác bảo vệ môi trường, trong đó có “Tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể, cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân về trách nhiệm, ý thức bảo vệ môi trường. Phát huy vai trò của các cơ quan thông tin đại chúng trong tuyên truyền về bảo vệ môi trường; đa dạng hóa nội dung, hình thức tuyên truyền, làm cho nhân dân hiểu rõ hậu quả trước mắt cũng như lâu dài của ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu đối với sức khỏe con người, đời sống xã hội và sự phát triển bền vững của đất nước; những bài học và kinh nghiệm về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu của các nước trong khu vực và trên thế giới; công bố công khai những tổ chức, doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và hình thức xử lý. Đưa nội dung giáo dục môi trường vào chương trình, sách giáo khoa của hệ thống giáo dục quốc dân. Coi trọng việc phát động phong trào bảo vệ môi trường trong các tầng lớp nhân dân. Xây dựng tiêu chí về môi trường vào đánh giá hoạt động của từng doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, gia đình, làng, bản, khu phố, tập thể, cá nhân, đảng viên, đoàn viên, hội viên. Phát hiện, nhân rộng và tuyên truyền các mô hình, điển hình tiên tiến về bảo vệ môi trường. Duy trì và phát triển giải thưởng môi trường hàng năm”.

Trong quá trình CNH – HĐH đất nước, đòi hỏi phải có những hạt nhân đóng vai trò động lực thúc đẩy cả nước phát triển. Đó là các vùng có vị trí địa lý, kinh tế, quốc phòng độc đáo, tạo ra lợi thế so sánh mang ý nghĩa quốc gia và khu vực, được gọi là Vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ). Nước ta đã hình thành 4 vùng KTTĐ ở 4 miền đất nước, đó là Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long. Việc thực hiện phương hướng phát triển KT-XH của các vùng KTTĐ với nhiệm vụ là “đầu tàu” trong quá trình thúc đẩy, hỗ trợ các vùng khác phát triển về hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Kết hợp giữa phát triển KT-XH với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh, … đề ra giải pháp phát triển các ngành, lĩnh vực then chốt có tính đột phá và có lợi thế cạnh tranh.

Các vùng KTTĐ trong những năm quan đã đóng góp ngày càng cao vào thành quả chung về phát triển kinh tế – xã hội của cả nước. Mặc dù diện tích tự nhiên của 3 vùng KTTĐ Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam chỉ chiếm khoảng 22% diện tích tự nhiên toàn quốc và dân số chiếm 41% dân số toàn quốc nhưng tỷ lệ đóng góp trong GDP là 62%, và 77% tổng thu ngân sách cả nước. Phần lớn các KCN tập trung đều năm trong các vùng KTTĐ và thu hút khoảng 90% các dự án đầu tư. Tình trạng ô nhiễm môi trường, các sự cố môi trường cũng ngày một gia tăng. Lượng chất thải phát sinh tại ba vùng KTTĐ chiếm khoảng 70% tổng lượng chất thải và khoảng 75% chất thải rắn nguy hại của cả nước. Song công tác quản lý chất thải còn nhiều bất cập, việc trao đổi chất thải tạo điều kiện cho tái sử dụng, tái chế chất thải chưa nhiều, gây lãng phí tài nguyên và tăng số lượng phải xử lý, chôn lấp.

Theo báo cáo “Chương trình mục tiêu Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn của Việt Nam giai đoạn 1998 – 2005”, thì lĩnh vực cấp nước và vệ sinh nông thôn bao gồm 4 tiểu lĩnh vực: Nguồn nước, cấp nước, nhà xí và vệ sinh, tất cả đều ở vùng nông thôn. Lĩnh vực cấp nước và vệ sinh nông thôn chỉ bao gồm những tiểu lĩnh vực này trong phạm vi liên quan đến các nhu cầu sinh hoạt, không bao gồm cấp nước cho sản xuất. “Vệ sinh” chỉ đề cập đến việc xử lý hợp vệ sinh phân người và nước tiểu. Trong báo cáo “Chương trình mục tiêu Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010”, thì nội dung về “vệ sinh” được mở rộng thêm đối với chất thải từ các trại chăn nuôi, làng nghề.

Vì vậy, các nội dung Vệ sinh môi trường (VSMT) được quan tâm tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sẽ là: Cung cấp nước sạch, xử lý chất thải sinh hoạt, xử lý chất thải chăn nuôi (gia súc, gia cầm, thuỷ sản); xử lý chất thải từ các làng nghề, xử lý các loại chất thải phát sinh sau lũ lụt, kiểm soát dịch bệnh, kiểm soát côn trùng và chuột, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Trong thời gian qua đã có nhiều mô hình về cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường đã được áp dụng tại ĐBSCL. Vì vậy, việc thực hiện dự án “Truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững” nói chung và về nước sạch và vệ sinh môi trường tại ĐBSCL là cần thiết và cấp bách

CHƯƠNG I

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN

I.1. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN

I.1.1. Mục tiêu chung

Nâng cao nhận thức, ý thức hành động và trách nhiệm của cộng đồng về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững góp phần thực hiện tốt các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong Nghị quyết 41-NQ/TW và các nhiệm vụ trong Chỉ thị số 29-CT/TW.

I.1.2. Mục tiêu cụ thể

– Có được bức tranh tổng quát về hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững tại vùng KTTĐ Bắc Bộ và vùng ĐBSCL trong thời gian 5 năm gần đây (2005 – 2009);

– Cung cấp cho cộng đồng những mô hình công nghệ thích hợp trong lĩnh vực xử lý chất thải, cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường, tiết kiệm tài nguyên và năng lượng nhằm góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu tại 2 VKT nêu trên;

– Tuyên truyền nhằm đẩy mạnh quá trình chuyển giao và nhân rộng các mô hình công nghệ mới, thích hợp về xử lý chất thải, cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường, tiết kiệm tài nguyên và năng lượng nhằm góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu.

I.2. NỘI DUNG CỦA NHIỆM VỤ

I.2.1. Đánh giá tổng quan về tình hình triển khai các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững tại 2 vùng kinh tế (VKT) trong thời gian 5 năm gần đây (2005 – 2009).

(1). Đánh giá tổng quan về các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững tại Vùng KTTĐ Bắc Bộ trong giai đoạn 5 năm gần đây.

– Các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng dân cư đô thị tại Vùng KTTĐ Bắc Bộ;

– Các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng dân cư nông thôn tại Vùng KTTĐ Bắc Bộ;

– Các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng các doanh nghiệp tại vùng KTTĐ Bắc Bộ;

– Các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cho thanh niên, học sinh, sinh viên tại Vùng KTTĐ Bắc Bộ.

(2). Đánh giá tổng quan về các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững tại ĐBSCL trong giai đoạn 5 năm gần đây.

– Các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng dân cư đô thị tại BBSCL;

– Các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng dân cư nông thôn tại ĐBSCL;

– Các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng các doanh nghiệp tại ĐBSCL;

– Các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cho thanh niên, học sinh, sinh viên tại ĐBSCL.

2.2. Điều tra, đánh giá các mô hình công nghệ thích hợp trong lĩnh vực xử lý chất thải, cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường, tiết kiệm tài nguyên và năng lượng nhằm góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu tại 2 VKT.

(1). Điều tra, đánh giá các mô hình công nghệ thích hợp trong lĩnh vực xử lý chất thải, cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường, tiết kiệm tài nguyên và năng lượng nhằm góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu tại Vùng KTTĐ Bắc Bộ.

– Điều tra, đánh giá các mô hình công nghệ thích hợp trong lĩnh vực xử lý chất thải (khí thải, nước thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại) phát sinh từ các đô thị, các khu công nghiệp (KCN)/cụm công nghiệp (CCN), các cơ sở sản xuất công nghiệp, các cơ sở y tế; xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật, chất thải nông nghiệp, chất thải từ các làng nghề, chất thải từ các trại chăn nuôi gia súc, gia cầm tại Vùng KTTĐ Bắc Bộ;

– Điều tra, đánh giá các mô hình công nghệ thích hợp trong lĩnh vực cung cấp nước sạch và VSMT nông thôn tại Vùng KTTĐ Bắc Bộ;

– Điều tra, đánh giá các mô hình công nghệ thích hợp trong lĩnh vực tiết kiệm tài nguyên và năng lượng nhằm góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu tại Vùng KTTĐ Bắc Bộ.

(2). Điều tra, đánh giá các mô hình công nghệ thích hợp trong lĩnh vực xử lý chất thải, cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường, tiết kiệm tài nguyên và năng lượng nhằm góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu tại ĐBSCL

– Điều tra, đánh giá các mô hình công nghệ thích hợp trong lĩnh vực xử lý chất thải (khí thải, nước thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại) phát sinh từ các đô thị, các khu công nghiệp/cụm công nghiệp, các cơ sở sản xuất công nghiệp, các cơ sở y tế; xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật, chất thải nông nghiệp, chất thải từ các làng nghề, chất thải từ các trại chăn nuôi gia súc, gia cầm tại tại ĐBSCL;

– Điều tra, đánh giá các mô hình công nghệ thích hợp trong lĩnh vực cung cấp nước sạch và VSMT nông thôn tại ĐBSCL;

– Điều tra, đánh giá các mô hình công nghệ thích hợp trong lĩnh vực tiết kiệm tài nguyên và năng lượng nhằm góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu tại ĐBSCL.

I.2.3. Truyền thông nhằm giới thiệu một số mô hình công nghệ mới, thích hợp về xử lý chất thải, cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường, tiết kiệm tài nguyên và năng lượng nhằm góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu tại 2 VKT.

(1). Truyền thông nhằm giới thiệu một số mô hình công nghệ mới, thích hợp về xử lý chất thải, cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường, tiết kiệm tài nguyên và năng lượng nhằm góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu tại Vùng KTTĐ Bắc Bộ.

– Tổ chức 01 hội thảo cấp vùng (khoảng 100 đại biểu tham gia) giới thiệu về các công nghệ mới, thích hợp với vùng này, in ấn tuyển tập (300 cuốn) hội thảo tại Vùng KTTĐ Bắc Bộ;

– Lựa chọn 5 mô hình công nghệ mới, thích hợp tại Vùng KTTĐ Bắc Bộ. Xây dựng 5 hướng dẫn kỹ thuật cho 5 mô hình công nghệ lựa chọn (khoảng 30 trang/1 hướng dẫn), in ấn các hướng dẫn kỹ thuật tại Vùng KTTĐ Bắc Bộ (300 cuốn/hướng dẫn);

– Làm 1 phim Video 15 phút giới thiệu về 5 mô hình công nghệ mới, thích hợp tại Vùng KTTĐ Bắc Bộ (Copy 100 đĩa CD);

– Viết 2 bài báo trên các tạp chí chuyên ngành giới thiệu về các công nghệ mới, thích hợp với Vùng KTTĐ Bắc Bộ.

(2). Truyền thông nhằm giới thiệu một số mô hình công nghệ mới, thích hợp về xử lý chất thải, cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường, tiết kiệm tài nguyên và năng lượng nhằm góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu tại Vùng KTTĐ ĐBSCL.

– Tổ chức 01 hội thảo cấp vùng (khoảng 100 đại biểu tham gia) giới thiệu về các công nghệ mới, thích hợp với vùng này, in ấn tuyển tập (300 cuốn) hội thảo tại Vùng KTTĐ ĐBSCL;

– Lựa chọn 5 mô hình công nghệ mới, thích hợp tại Vùng KTTĐ ĐBSCL. Xây dựng 5 hướng dẫn kỹ thuật cho 5 mô hình công nghệ lựa chọn (khoảng 30 trang/1 hướng dẫn), in ấn các hướng dẫn kỹ thuật tại Vùng KTTĐ ĐBSCL (300 cuốn/hướng dẫn);

– Làm 1 phim Video 15 phút giới thiệu về 5 mô hình công nghệ mới, thích hợp tại Vùng KTTĐ ĐBSCL (Copy 100 đĩa CD);

– Viết 2 bài báo trên các tạp chí chuyên ngành giới thiệu về các công nghệ mới, thích hợp với Vùng KTTĐ ĐBSCL.

I.2.4. Áp dụng thử nghiệm biện pháp truyền thông tại 2 mô hình cụ thể (01 tại Vùng KTTĐ Bắc Bộ và 01 tại ĐBSCL). Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong việc áp dụng và chuyển giao công nghệ mới, thích hợp về xử lý chất thải, cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường, tiết kiệm tài nguyên và năng lượng nhằm góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu tại 4 Vùng KTTĐ.

(1). Áp dụng thử nghiệm biện pháp truyền thông tại 01 mô hình xử lý chất thải tại 01 làng nghề chế biến thực phẩm tại Vùng KTTĐ Bắc Bộ.

– Hỗ trợ kinh phí hoàn thiện mô hình xử lý chất thải tại 01 làng nghề chế biến thực phẩm;

– Khảo sát mô hình;

– Lấy mẫu nước thải để đánh giá hiệu quả công nghệ xử lý nước thải (trước và sau xử lý);

– Đánh giá hiệu quả của mô hình;

– Viết tài liệu tập huấn cho cộng đồng về mô hình;

– In ấn tài liệu tập huấn phát cho các hộ gia đình trong làng nghề;

– Tổ chức tập huấn;

– Thiết kế phiếu điều tra (30 thông số) và thu thập thông tin vào phiếu;

– Báo cáo đánh giá kết quả truyền thông tại 01 làng nghề.

(2). Áp dụng thử nghiệm biện pháp truyền thông tại 01 mô hình cấp nước cho cụm dân cư tại ĐBSCL.

– Hỗ trợ kinh phí hoàn thiện mô hình cấp nước cho 1 cụm dân cư;

– Khảo sát mô hình;

– Lấy mẫu nước thải để đánh giá hiệu quả công nghệ xử lý nước thải (trước và sau xử lý);

– Đánh giá hiệu quả của mô hình;

– Viết tài liệu tập huấn cho cộng đồng về mô hình;

– In ấn tài liệu tập huấn phát cho các hộ gia đình trong làng nghề;

– Tổ chức tập huấn;

– Thiết kế phiếu điều tra (30 thông số) và thu thập thông tin vào phiếu;

– Báo cáo đánh giá kết quả truyền thông tại 01 cụm dân cư.

(3). Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong việc áp dụng và chuyển giao công nghệ mới, thích hợp về xử lý chất thải, cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường, tiết kiệm tài nguyên và năng lượng nhằm góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu tại 2 VKT.

– Đánh giá những thuận lợi;

– Đánh giá những khó khăn.

I.2.5. Đề xuất, kiến nghị các biện pháp, hình thức nhằm nâng cao hiệu quả trong việc áp dụng và chuyển giao công nghệ về xử lý chất thải, cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường, tiết kiệm tài nguyên và năng lượng nhằm góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu tại 2 VKT.

 (1). Đề xuất, kiến nghị về hoàn thiện các cơ sở pháp lý

(2). Đề xuất, kiến nghị về các công cụ kinh tế, tài chính

(3). Đề xuất, kiến nghị về các giải pháp đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức.

(4). Đề xuất, kiến nghị về các giải pháp tăng cường năng lực về truyền thông trong lĩnh vực môi trường và phát triển bền vững.

I.3. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

I.3.1. Phương pháp thu thập, thống kê và tổng hợp tài liệu:

Phương pháp này được thực hiện trên cơ sở kế thừa, phân tích và tổng hợp các nguồn tài liệu, tư liệu, số liệu thông tin có liên quan một cách có chọn lọc, từ đó, đánh giá chúng theo yêu cầu và mục đích nghiên cứu.

Trong quá trình thực hiện dự án này, các thông tin sau đây sẽ được thu thập, phân tích và kế thừa:

– Các tài liệu, tư liệu, số liệu liên quan đến biến đổi khí hậu, tác hại của biến đổi khí hậu và các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu đã có sẵn tại Việt Nam và trên thế giới.

– Các tài liệu, tư liệu, số liệu liên quan đến ô nhiễm môi trường do chất thải phát sinh từ quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và phát triển nông nghiệp, nông thôn, làng nghề, trang trại có sẵn tại Việt Nam.

– Các tài liệu, tư liệu, số liệu liên quan đến các mô hình, điển hình tiên tiến về bảo vệ môi trường, cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường có sẵn tại Việt Nam.

I.3.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa

Các phương pháp nghiên cứu thực địa nhằm so sánh, đối chiếu các khu vực khác nhau; kiểm định và khẳng định những kết quả đạt được từ quá trình phân tích hay tính toán; thu thập, đo đạc bổ sung các số liệu, tài liệu thực tế tại cái khu vực thiếu số liệu hay các vùng trọng điểm.

Trong quá trình thực hiện dự án, phương pháp này sẽ được sử dụng để điều tra, khảo sát, đánh giá một số mô hình, điển hình tiên tiến về bảo vệ môi trường, cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường có sẵn, có khả năng nhân rộng tại Việt Nam.

I.3.3. Phương pháp chuyên gia

Hiện nay, trong các dự án nghiên cứu nói chung, nhất là các dự án có quy mô lớn, phương pháp chuyên gia được coi là một phương pháp quan trọng và hiệu quả. Phương pháp này huy động được kinh nghiệm và hiểu biết của nhóm chuyên gia liên ngành về lĩnh vực nghiên cứu, từ đó sẽ cho các kết quả có tính thực tiễn và khoa học cao, tránh được những trùng lặp với những nghiên cứu đã có, đồng thời kế thừa các thành quả nghiên cứu đã đạt được. Phương pháp này được thực hiện thông qua các buổi hội thảo, tham vấn ý kiến của các chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan.

Trong quá trình thực hiện dự án, phương pháp chuyên gia sẽ được sử dụng nhằm xây dựng tài liệu tập huấn, viết các chuyên đề liên quan đến nội dung nghiên cứu, tổ chức đánh giá các mô hình, điển hình tiên tiến …

I.3.4. Các phương pháp truyền thông

Trong quá trình thực hiện dự án, nhiều phương pháp truyền thông khác nhau sẽ được triển khai thực hiện bao gồm: Xây dựng tài liệu tuyên truyền (in tờ rơi, viết tài liệu tập huấn, tài liệu hướng dẫn kỹ thuật), tổ chức một số hội thảo chuyên đề, làm phim video, phóng sự ngắn phát trên TV, Radio, viết bài đăng trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo, tạp chí), tổ chức và tham gia triển lãm công nghệ môi trường, …

I.4. SẢN PHẨM

Các sản phẩm của dự án được thể hiện trong bảng I.1 dưới đây:

Bảng I.1: Các sản phẩm của dự án

STT Tên sản phẩm Yêu cầu về chất lượng sản phẩm Ghi chú
I Sản phẩm năm 2010    
I.1 Báo cáo sơ kết dự án năm 2010 15 bộ, theo các nội dung nêu trong đề cương này.
I.2 Tập các báo cáo chuyên đề “Đánh giá tổng quan về tình hình triển khai các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững tại ĐBSCL trong thời gian 5 năm gần đây (2005 – 2009”. 01 bộ, theo các nội dung nêu trong đề cương này.
Tập các báo cáo chuyên đề “Điều tra, đánh giá các mô hình công nghệ thích hợp trong lĩnh vực cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường tại ĐBSCL ”. 01 bộ, theo các nội dung nêu trong đề cương này.
II Sản phẩm năm 2011
II.1 Báo cáo tổng kết dự án năm 2011 15 bộ, theo các nội dung nêu trong đề cương này.
II.2. Tập các báo cáo chuyên đề “Điều tra, đánh giá các mô hình công nghệ thích hợp trong lĩnh vực xử lý chất thải và tiết kiệm tài nguyên, năng lượng tại ĐBSCL ”. 01 bộ, theo các nội dung nêu trong đề cương này.
Tập các báo cáo chuyên đề “Đánh giá tổng quan về tình hình triển khai các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững tại Vùng KTTĐ Bắc Bộ trong thời gian 5 năm gần đây (2005-2009”. 01 bộ, theo các nội dung nêu trong đề cương này.
Tập các báo cáo chuyên đề “Điều tra, đánh giá các mô hình công nghệ thích hợp trong lĩnh vực xử lý chất thải, cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường, tiết kiệm tài nguyên và năng lượng nhằm góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu tại Vùng KTTĐ Bắc Bộ”. 01 bộ, theo các nội dung nêu trong đề cương này.
Tập các báo cáo chuyên đề “Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong việc áp dụng và chuyển giao công nghệ mới, thích hợp về xử lý chất thải, cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường, tiết kiệm tài nguyên và năng lượng nhằm góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu tại 2 VKT”. 01 bộ, theo các nội dung nêu trong đề cương này.
Tập các báo cáo chuyên đề “Đề xuất, kiến nghị các biện pháp, hình thức nhằm nâng cao hiệu quả trong việc áp dụng và chuyển giao công nghệ về xử lý chất thải, cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường, tiết kiệm tài nguyên và năng lượng nhằm góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu tại 2 VKT”. 01 bộ, theo các nội dung nêu trong đề cương này.
Tuyển tập tài liệu hội thảo 2 tập (mỗi VKT 1 tập), in 300 cuốn/VKT Cung cấp cho cộng đồng
Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật 10 tập hướng dẫn kỹ thuật, mỗi tập 30 trang, in mỗi tập 300 cuốn Cung cấp cho cộng đồng
Phim video 2 phim (mỗi VKT1 phim), copy 100 đĩa CD/VKT Cung cấp cho cộng đồng
Bài báo trên các tạp chí chuyên ngành 04 bài (Mỗi VKT 2 bài)


>> Tải bản đầy đủ

Tin khác đã đăng