Chiến lược truyền thông về biến đổi khí hậu



Biến đổi khí hậu (viết tắt là BĐKH), mà trước hết là sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng, là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21. Thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan khác đang gia tăng ở hầu hết các nơi trên thế giới, nhiệt độ và mực nước biển trung bình toàn cầu tiếp tục tăng nhanh chưa từng có và đang là mối lo ngại của các quốc gia trên thế giới.

Theo Báo cáo Phát triển con người năm 2007/2008 của Chương trình Phát triển Liên hợp (UNDP) thì người dân ở những vùng nông thôn nghèo có nguy cơ bị tổn thương cao do biến đổi khí hậu; biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới những tài nguyên trong hệ sinh thái mà họ phải dựa vào để gìn giữ sinh kế (như các cây trồng, thủy sản, nguyên liệu, nhiên liệu, v.v…) Hơn thế nữa, các thành tựu đạt được của Các Mục tiêu Phát triển Thiên
niên kỷ cũng có thể bị huỷ hoại.

Ngay cả tầng lớp trung lưu tại các nền kinh tế mới nổi cũng có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong vài thập kỉ sắp tới do các tác động về kinh tế và xã hội của những thiên tai như lụt lội, hạn hán và bão xảy ra ngày càng nhiều và với mứ c độ ngày càng nghiêm trọng, và kéo theo đó là những ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người.

Ở Việt Nam, trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng 0,7oC, mực nước biển đã dâng khoảng 20 cm. Hiện tượng El-Nino, La- Nina ngày càng tác động mạnh mẽ đến Việt Nam. BĐKH thực sự đã làm cho các thiên tai, đặc biệt là bão, lũ, hạn hán ngày càng ác liệt. Theo tính toán, nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thể tăng lên 3oC và mực nước biển có thể dâng 1 m vào năm 2100. Theo Bộ TN&MT, nếu mực nước biể n dâng 1 m, khoảng 40 nghìn km2 đồng bằng ven biển Việt Nam sẽ bị ngập hàng năm, trong đó 90% diện tích thuộc các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long bị ngập hầu như hoàn toàn.

Hậu quả của BĐKH đối với Việt Nam là nghiêm trọng và là một nguy cơ hiện hữu cho mục tiêu xoá đói giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững của đất nước. Các lĩnh vực, ngành, địa phương dễ bị tổn thương và chịu tác động mạnh mẽ nhất của biến đổi khí hậu là: tài nguyên nước, nông nghiệp và an ninh lương thực, sức khoẻ; các vùng đồng bằng và dải ven biển.

Nhận thức rõ được điều đó, Chính phủ Việt Nam đã sớm tham gia và phê chuẩn Công ước Khung của Liên Hiệp Quốc về BĐKH và Nghị định thư Kyoto, và gần đây nhất, năm 2008 đã xây dựng Chương trình mục ti êu quốc gia (CTMTQG) về BĐKH. Đồng thời kêu gọi cộng đồng các nhà tài trợ cùng với các bộ, ngành và địa phương triển khai nhiều dự án nghiên cứu tình hình diễn biến và tác động của BĐKH cũng như các biện pháp ứng phó với BĐKH.

Trong bối cảnh như vậy, vai trò chủ đạo của dự án “ Tăng cường năng lực ứng phó với BĐKH ở Việt Nam, nhằm giảm nhẹ tác động và kiểm soát phát thải khí nhà kính” (gọi tắt là CBCC) là cung cấp và hỗ trợ cho Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) cũng như các đơn vị thực hiện chính khác ở cả cấp quốc gia và địa phương trong việc phát triển nguồn nhân lực, năng lực thể chế và kỹ thuật để các cơ quan này có thể giải quyết được những thách thức trên. Chính vì thế, những sản phẩm và những hoạt động cụ thể của Dự án CBCC phải có liên hệ mật thiết và rõ ràng với các mục tiêu và nhiệm vụ của CTMTQG.

bdkh

1.1.2. Truyền thông – Một ưu tiên mang tính toàn cầu

Hiện nay trên thế giới, tất cả các quốc gia, tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế đều đang rất tích cực hoạt động nhằm nâng cao nhận thức, phổ biến kiến thức về BĐKH cho các nhóm đối tượng khác nhau. Điều 6 của Công ước Khung về BĐKH của Liên Hợp Quốc (UNFCCC) kêu gọi các quốc gia tăng cường công tác đào tạo, giáo dục và nâng cao nhận Chiến lược truyền thông về biến đổi khí hậu 6 thức và tạo cơ hội cho cộng đồng tham gia và tiếp cận các thông tin về BĐKH. Nghị định thư Kyoto cũng đề xuất các bên liên quan cùng nhau hợp tác cấp quốc gia và quốc tế nhằm xây
dựng và thực hiện các chương trình giáo dục đào tạo bao gồm tăng cường năng lực quốc gia, đồng thời điều phối các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về BĐKH.

Theo kết quả điều tra của UNFCCC, tại các quốc gia trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương thì các nhà quản lý và hoạch định chính sách đã công nhận giáo dục về BĐKH là ưu tiên hàng đầu và truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng đứng vị trí thứ hai.

1.1.3. Truyền thông về BĐKH

Các chiến lược quốc gia về BĐKH chỉ có thể thành công nếu như khuyến khích được sự tham gia của các bên liên quan, cộng đồng và doanh nghiệp. Kinh nghiệm của UNDP cho thấy các chiến lược hay kế hoạch truyền t hông đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ giữa chính phủ với tổ chức dân sự xã hội, khối doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế và cộng đồng. Cần có sự minh bạch, rõ ràng trong quá trình lập kế hoạch, hoạch định các chính sách về BĐKH bởi vì BĐKH là không chắc chắn, tầm nhìn dài hạn, mâu thuẫn giữa lợi ích kinh tế và lợi ích chính trị và xung đột giữa các quốc gia. Các cá nhân và các nhóm cộng đồng cần chấp nhận và thực hiện hiệu quả các chính sách về BĐKH của quốc gia. Như vậy,
có thể thấy, một chiến lược truyền thông có thể hỗ trợ chính phủ nhằm đạt được một số mục tiêu quan trọng như sau:

Hỗ trợ cộng đồng tiếp cận các chính sách giảm nhẹ: Không chỉ các cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm giảm phát thải khí nhà kính, mà các doanh nghiệp, cộng đồng và cá nhân cần được khuyến khích tham gia thực hiện các chương trình, hoạt động giảm phát thải khí nhà kính. Có thể thấy, truyền thông bằng các phương pháp, hình thức và các kênh khác nhau sẽ hỗ trợ cộng đồng tiếp cận các chính sách mới, nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi theo hướng tích cực với môi trường.

Thực hiện hiệu quả các chiến lược thích ứng: Điều quan trọng là cộng đồng dân cư hiểu được những bản chất có thể dự đoán được của biến đổi khí hậu và những tác động liên quan do BĐKH gây ra đến sự an toàn và sinh kế của họ (cũng như của thế hệ tương lai). Khả năng tiếp cận thông tin, đặc biệt thông qua các hoạt động nâng cao nhận thức trọng tâm và các hoạt động truyền thông hai chiều, có thể giúp cho cộng đồng nhận thấy rằng họ cần quan tâm hơn đến những thay đổi của hệ thống khí hậu. Họ cần biết rằng những hoạt động và những hành vi ứng xử của mình, trên thực tế có thể gây ra những ảnh hưởng đến mức độ dễ bị tổn thương [trước những tác động của BĐKH] của chính họ.

Tóm lại, thông qua các hoạt động nâng cao nhận thức và tăng cường khả năng tiếp cận thông tin, cộng đồng không những sẽ tích cực hơn trong việc tham gia vào các quá trình ra quyết định và đồng thời có những đóng góp cho các nỗ lực thích ứng và giảm nhẹ với biến đổi khí hậu.

1.1.4. Các thách thức của t ruyền thông về BĐKH

Công tác truyền thông về BĐKH nói chung có rất nhiều những trở ngại. Trước hết, bản chất dài hạn của BĐKH và việc có ít những ví dụ cụ thể về những tác động của nó khiến việc thuyết phục các nhóm đối tượng rằng BĐKH là một chủ đề cần được quan tâm rất khó khăn .

Thứ hai, BĐKH và những tác động của nó có ảnh hưởng đến rất nhiều bên liên quan, kể cả đối với những nhóm đối tượng có có xung đột về lợi ích kinh tế và chính trị . Điều này khiến cho việc điều phối các nỗ lực truyền thông và đảm bảo sự nhất quán của các thông điệp truyền thông là việc không đơn giản. Những thông điệp không rõ ràng, thậm chí trong một số trường hợp trái ngược nhau, đã góp phần phổ biến tư tưởng hồ nghi về bản chất thực sự của biến đổi khí hậu và những t ác động của nó đến các quốc gia và nhóm đối tượng khác nhau.

Những thành tựu và kiến thức cập nhật về khoa học về biến đổi khí hậu là những kiến thức chuyên ngành và mang tính kỹ thuật, điều này cũng gây khó khăn các nhà khoa học trong việc truyền tải những kết quả nghiên cứu của mình cho những nhóm đối tượng khác. Việc truyền tải các thông tin này và diễn giải chúng theo một ngôn ngữ đơn giản và dễ hiểu hơn cho các nhóm đối tượng khác nhau thường do giới báo chí và truyền thông đảm nhận. Tuy vậy, bản thân giới báo chí cũng có những khó khăn đặc thù khi viết về BĐKH, trong đó các thách thức chính không chỉ dừng ở sự hiểu biết hạn chế về BĐKH mà còn ở việc tìm kiếm được những đề tài khách quan, đáng tin cậy, đủ hấp dẫn và có khả năng thu hút độc giả để có thể thuyết phục được ban biên tập
.
Ngoài ra còn có khó khăn mang tính đặc thù khác chi phối bởi bối cảnh truyền thông cụ thể của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, mặc dù hệ thống truyền thông theo ngành dọc đã được xây dựng và hoạt động rất hiệu quả trong nhiều lĩnh vực (Y tế, Giáo dục v.v…), tuy nhiên, việc phối hợp truyền thông liên ngành và chia sẻ thông tin giữa các ngành, lĩnh vực khác nhau vẫn còn rất nhiều hạn chế. Không những thế, kỹ năng và năng lực của các cán bộ truyền thông chuyên trách ở cấp cơ sở đối với nhiều ngành, lĩnh vực, kể cả trong giới báo chí và truyền thông, vẫn còn yếu kém, đặc biệt là trong việc tìm kiếm và khai thác các đề tài ở địa phương. Ngoài ra, một trong những thách thức cần phải kể đến đó là làm sao để truyền tải thông tin đến những nhóm đối tượng gặp khó khăn trong việc tiếp cận các kênh thông tin truyền thống. Ví dụ, việc tổ chức những cuộc họp phổ biến thông tin ở cấp thôn, bản thường không có sự hiện diện của lớp người nghèo nhất của cộng đồng do họ thường đi làm việc xa nhà, ở ngoài đồng, đi biển hay đi làm thuê ở xa, phụ nữ chỉ được tham gia nếu như chồng đi vắng.

Đồng bào dân tộc thiểu số – những người sống ở vùng sâu vùng xa và dễ bị thiên tai và nghèo hơn và trình độ học vấn cũng thấp hơn so với những cộng đồng khác – cần có sự quan tâm đặc biệt trong việc tìm kiếm và sử dụng những kênh truyền thông và thông điệp truyền thông thích hợp.

1.1.5. Hiện trạng kiến thức, thái độ và hành vi về BĐKH trong nước và trên thế giới

Năm 2007, Ngân hàng Toàn cầu am hiểu địa phương (HSBC) đã điều tra thái độ của cộng đồng dân cư về những thay đổi khí hậu trong chín thị trường lớn, từ Mỹ đến Trung Quốc. Kết quả là có 4 mức độ hành vi khác nhau như sau:

– Quan tâm tới BĐKH

– Tin tưởng vào những giải pháp đang thực hiện

– Cam kết cá nhân cho những đóng góp vào các giải pháp hiện tại

– Lạc quan tin tưởng rằng các vấn đề về BĐKH sẽ được giải quyết

Các câu hỏi điều tra của nghiên cứu này bao gồm những câu hỏi như “Theo bạn hiện nay các nhóm đối tượng nào đang đóng vai trò lãnh đạo trong công tác thích ứn g với Biến đổi khí hậu?”, “Nhóm nào nên đóng vai trò lãnh đạo?”

Các kết quả nghiên cứu như của HSBC là cực kỳ cần thiết cho việc thiết kế các biện pháp truyền thông có hiệu quả, bởi vì chúng cung cấp những thông tin rất hữu ích về những khoảng trống về thông tin liên quan tới BĐKH hiện nay, những phương pháp tiếp cận (một cách có hiệu quả) các nhóm đối tượng khác nhau và cách thiết kế các thông điệp có ý nghĩa và cốt yếu đối với những nhóm này.

Việt Nam là một trong năm quốc gia trên thế giới dễ bị tổn thương nhất do các tác động của biến đổi khí hậu. Hiện tại có rất ít những nghiên cứu về mức độ nhận thức hoặc thái độ đối với vấn đề BĐKH của người dân Việt Nam, tuy nhiên có những lý do để chúng ta có thể nhận định ràng mức độ nhận thức nói chung vẫn còn thấp. Trong một cuộc khảo sát trên quy mô toàn cầu về “mối quan tâm của chúng ta đối với hiện tượng ấm lên toàn cầu”, Việt Nam là một trong những nước ít lo lắng nhất về BĐKH. Mặc dù ở Việt Nam hiện chưa có những khảo sát về kiến thức, thái độ và hành vi trên diện rộng về biến đổi khí hậu tính đến thời điểm này, tuy nhiên, một số những kết quả khảo sát định tính ở cấp địa phương, v í dụ như một nghiên cứu của Oxfam tại Bến Tre và Quảng Trị chỉ ra rằng các chính quyền địa phương hiện không nhận thức đủ vấn đề biến đổi khí hậu và họ thiếu thông tin, phương pháp, công cụ và kinh nghiệm để đối phó với nó.

>> Tải bản đầy đủ

Nguồn: CBCC

Tin khác đã đăng