Chương trình Môi trường đô thị Việt Nam: Các vấn đề vệ sinh đô thị ở Việt Nam



Tài liệu này tóm tắt những nhân tố tác động tới việc thực hiện chương trình nước thải đô thị của Chính phủ Việt Nam. Nó xác định và phân tích những vấn đề ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động và thành tích đạt được.

Nó nêu bật những hàm ý và lựa chọn chính sách mà sẽ quyết định tiến độ đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu về môi trường của chính phủ trong tương lai.

Khung pháp lý và chính sách của ngành được định hướng bởi cam kết bảo vệ môi trường nêu trong Kế hoạch Phát triển kinh tế – xã hội 2011-2015. Luật Tài nguyên nước mới ban hành đã nhấn mạnh hơn nữa việc bảo vệ chất lượng các nguồn nướcquốc gia. Quá trình phân cấp dần dần trong thập niên vừa qua đã dẫn tới việc chuyển giao trách nhiệm quy hoạch và quản lý cơ sở hạ tầng đô thị cho chính quyền cấp tỉnh/thành phố. Nghị định số 80/2014/NĐ-CP cho phép các công ty cấp thoát nước được thu phí dịch vụ thoát nước để bảo đảm thu hồi chi phí. Quyết định số 1930/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã hình thành tầm nhìn dài hạn về tỷ lệ bao phủ của ngành và xác định các mục tiêu chi tiết.

cho-noiHiện tại, hầu hết các hộ gia đình ở đô thị đều sử dụng công trình vệ sinh tại chỗ không được bảo dưỡng thích hợp, ví dụ các bể tự hoại. Các công trình này chỉ xử lý một phần và gây ô nhiễm nước ngầm cũng như nước mặt. Việc tiếp tục xả nước thải sinh hoạt và công nghiệp không được xử lý hoặc chỉ được xử lý một phần là nguy cơ đối với sức khỏe cộng đồng, đối với các nguồn nước ngọt đang ngày càng cạn kiệt, và do vậy đe dọa an ninh nước quốc gia.

Các nhà máy xử lý nước thải tập trung cho những đô thị ở Việt Nam bắt đầu được xây dựng từ năm 2004. Hiện tại, ước tính lượng nước thải đô thị được xử lý xấp xỉ 700.000 m/ngày tại khoảng 40 nhà máy xử lý nước thải. Công suất cấp nước qua đường ống là 7 triệu m/ngày. Như vậy, chỉ khoảng 10% lượng nước thải sinh hoạt được xử lý phù hợp trước khi xả thải vào môi trường.

Các nhân tố tác động tới hiệu quả và phạm vi bao phủ chương trình nước thải đô thị của chính phủ bao gồm:

Các vấn đề tài chính.Chính quyền tỉnh chịu trách nhiệm lập kế hoạch và xây dựng ngân sách cho các chương trình quản lý nước thải đô thị để đáp ứng những mục tiêu của chính phủ. Cuối cùng, họ chính là người sở hữu các hạng mục cơ sở hạ tầng. Trách nhiệm quản lý có thể được ủy thác theo hợp đồng, ví dụ ủy thác cho các công ty cấp thoát nước. Tuy nhiên, chính quyền tỉnh không thể đủ sức trang trải chi phí đầu tư cơ bản cho các công trình này nếu không có trợ cấp đáng kể từ chính phủ trung ương hoặc từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức, hoặc cả hai. Phí nước thải có thể thu được từ người sử dụng hiếm khi đủ trang trải chi phí vận và bảo trì, cũng như không thể đáp ứng chi phí xây dựng hoặc thay thế.

Đấu nối của hộ gia đình và phí đấu nối.Các dự án nước thải trước đây đã gặp phải tình trạng các hộ gia đình không muốn đấu nối vào hệ thống tại các khu vực có đường ống thoát nước mới. Trở ngại dường như nằm ở chi phí đấu nối và sự gián đoạn gây
ra do quá trình thi công trong khu dân cư. Sẽ không thể đạt được đầy đủ các mục tiêu về sức khỏe cộng đồng và môi trường nếu còn có hộ gia đình không đấu nối vào hệ thống thoát nước mới. Nghị định 80/2014 quy định việc đấu nối vào hệ thống thoát nước chung là bắt buộc. Chi phí đấu nối dự kiến được gộp chung vào phí nước thải.

Phân cấp, cổ phần hóa và chịu trách nhiệm.Trách nhiệm quy hoạch và quản lý cơ sở hạ tầng đô thị đã được phân cấp. Tương ứng trong lĩnh vực cấp thoát nước và vệ sinh, trách nhiệm được phân cấp cho Ủy ban nhân dân tỉnh và công ty cấp thoát nước hoặc công ty môi trường đô thị. Các công ty này đang dần được cổ phần hóa. Với những thay đổi cơ bản về thể chế như vậy, không rõ liệu các đơn vị này có đủ năng lực để hoàn thành tốt vai trò được giao hay không, cũng như liệu đã có công cụ pháp lý hiệu quả để buộc họ phải chịu trách nhiệm đối với hoạt động cung cấp các dịch vụ được phân công hay không. Trong bối cảnh độc quyền, người tiêu dùng cần được bảo vệ thông qua hình thức điều tiết độc lập nào đó.

Sự tham gia của khu vực tư nhân.Đầu tư của khu vực tư nhân (quốc tế) thường được đề cập như là biện pháp tài trợ một phần cho các chương trình quản lý nước thải đô thị nhằm lấp đầy khoảng thiếu hụt về tài chính. Tuy nhiên, ngành này đã không thể thu hút sự quan tâm đáng kể của khu vực tư, nguyên nhân có thể là:

(i) không chắc chắn về quyền sở hữu và các điều kiện của tài sản;

(ii) kém tin tưởng vào khung pháp lý để bảo vệ đầu tư;

(iii) không rõ ràng về trách nhiệm; và (iv) thiếu tin tưởng về nguồn thu từ phí. Cho tới nay, sự tham gia của tư nhân trong lĩnh vực này thường trên cơ sở mời tham gia hoặc đấu thầu tự nguyện, sau đó là một hợp đồng được thương thảo mà không có sự cạnh tranh hoặc không minh bạch hoàn toàn.

Giáo dục và đào tạo.Tính phức tạp ngày càng tăng và việc mở rộng các công trình quản lý nước thải đặt ra những yêu cầu mới về kỹ năng lập kế hoạch kinh doanh, tài chính và quản lý hợp đồng, cũng như vận hành và bảo trì các công trình mới. Gần đây, đã bắt đầu có nghiên cứu đánh giá nhu cầu đào tạo theo nhận thức của các công ty cấp nước. Cần tiếp tục nỗ lực đánh giá các cơ hội giáo dục và đào tạo cho ngành này, cùng với việc thiết lập một hệ thống cấp chứng nhận thống nhất.

Các vấn đề công nghệ.Một đánh giá về hiệu quả hoạt động của ngành cho tới nay chỉ ra rằng, hầu hết các nhà máy xử lý nước thải đều xử lý nước thải với hàm lượng thấp, có thể do phần lớn các hệ thống cống là cống chung, do sự thâm nhập của nước ngầm vào hệ thống ống cống, và do một số hình thức xử lý sơ bộ nước thải trong các bể tự hoại của hộ gia đình và qua thời gian dài nằm trong các đường ống thu gom quá khổ. Hầu hết các hệ thống xử lý hiện thời đều là xử lý bùn hoạt hóa với nhu cầu năng lượng cao. Các tiêu chuẩn xả thải về chất lượng nước đầu ra khá cao và không liên quan tới tính chất hoặc công dụng của nguồn tiếp nhận.

Bể tự hoại.Bể tự hoại hiện là hình thức xử lý nước thải phổ biến tại các đô thị ở Việt Nam. Bể tự hoại sẽ còn tồn tại trong nhiều năm nữa, trong lúc các dự án về nước thải được thực thi trên khắp cả nước. Trước mắt, cần phải bảo trì các bể tự hoại và phải xử lý bùn trước khi xả ra bên ngoài. Các dự án vẫn đang chờ đợi những chính sách rõ ràng về đấu nối hoặc bỏ qua các bể tự hoại hiện có khi lắp đặt các hệ thống thu gom nước thải.

Các chương trình giúp chính phủ đạt mục tiêu. Để đạt được mục tiêu đến năm 2025 của chính phủ, đòi hỏi vốn đầu tư ước tính từ 10-20 tỷ USD, tùy thuộc vào công nghệ thu gom và xử lý được lựa chọn. Để đạt mục tiêu này, cần gia tăng đáng kể chi tiêu hằng năm cho ngành, từ khoảng 200 triệu mỗi năm như hiện tại lên tới ít nhất là 1 tỷ USD. Trên thực tế, điều này nghĩa là cần ưu tiên cho các thành phố chọn lọc và các khu vực nhất định trong các thành phố đó. Khi lựa chọn ưu tiên, cần tính tới mật độ dân số cũng như việc có sẵn nguồn nước ngọt đang bị đe dọa bởi sự suy giảm chất lượng nước.

Cùng với các đối tác phát triển khác, ADB đang cân nhắc mở rộng chương trình quản lý nước thải đô thị đề xuất thành một chương trình môi trường đô thị 10 năm với nhiều nhà tài trợ, lồng ghép nội dung ứng phó biến đổi khí hậu vào quy hoạch đô thị, cũng như cơ cấu thể chế và lập pháp quản lý nhà nước. Một chương trình đầu tư như vậy sẽ được định hướng bởi một ma trận chính sách và mộttập hợp các tiêu chí lựa chọn dự án, thông qua đó sẽ áp dụng những cân nhắc về lựa chọn ưu tiên nêu trong nghiên cứu này.

>> Tải bản đầy đủ

Nguồn: ADB

Tin khác đã đăng