Thay đổi hành vi Rửa tay trên quy mô lớn: Bằng chứng từ đánh giá ngẫu nhiên ở Việt Nam
Người nghèo trên thế giới, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi phải chịu gánh nặng bệnh tật lớn gây ra bởi những căn bệnh có thể phòng ngừa được bắt nguồn từ vệ sinh cá nhân kém. 11% số ca tử vong ở trẻ em trên thế giới là do tiêu chảy gây ra, nhiều hơn cả tổng số ca tử vong do HIV/AIDS và sốt rét.
Rửa tay với xà phòng (RTVXP) đã cho thấy có thể giúp giảm 48% số ca tiêu chảy ở trẻ nhỏ, và thường được nói đến nhưmột trong những biện pháp hữu hiệu và ít tốn kém nhất để giảm tử vong ở trẻ. Biện pháp này được gọi là “vắc-xin tự làm”, và mặc dù chi phí cho biện pháp này thấp và hiệu quả đã được chứng minh, tỷ lệ RTVXP trên thế giới vẫn còn rất thấp. Các chiến dịch truyền thông để người dân thực hành rửa tay thường áp dụng một loạt các phương pháp thực hiện rất phổ biến ở các nước đang phát triển, tuy nhiên hiệu quả của các chiến dịch này trong việc thúc đẩy người dân RTVXP không được biết đến nhiều. Rất ít chiến dịch như vậy được đánh giá một cách kỹ lưỡng, và không có chiến dịch nào được đánh giá ở quy mô lớn. Các chiến dịch đã được đánh giá thì thường lại trong giai đoạn thử nghiệm, cung cấp xà phòng và theo dõi sát những người tham gia thử nghiệm. Đầu năm 2009, Dự án Truyền thông RTVXP Mở rộng do Chương trình Nước và Vệsinh (WSP) thực hiện đánh giá thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm chứng cho tác động của chiến dịch truyền thông RTVXP ởquy mô lớn thực hiện tại ba tỉnh nông thôn Việt Nam (Hưng Yên, Thanh Hoá và Tiền Giang). Kết quả nghiên cứu cho thấy chiến dịch này đã thành công trong việc tiếp cận các đối tượng mục tiêu và nâng cao hiểu biết vềthực hành rửa tay đúng cách. Những người chăm sóc trẻnói rằng họ đã rửa tay với xà phòng thường xuyên hơn. Tuy nhiên, khi quan sát tại hộ gia đình, tỷ lệ rửa tay vào các thời điểm quan trọng mà chiến dịch đã nhấn mạnh còn thấp. Cải thiện hành vi rửa tay của người chăm sóc trẻ không đủ để tạo ra tác động đến sức khoẻ của trẻ hoặc giảm thời gian chăm sóc khi trẻ bị ốm.
Quảng cáo trên truyền hình và truyền thông trực tiếp phổ biến thông điệp của chiến dịch RTVXP đã đến được với các bà mẹ và người chăm sóc trẻ. Thông điệp của chiến dịch truyền thông RTVXP được phổbiến qua hai kênh. Những kênh này bao gồm phát thông điệp trên đài truyền hình trung ương và địa phương trong vòng một năm bắt đầu từtháng 1 năm 2010, và hoạt động truyền thông trực tiếp (TTTT) diễn ra từtháng 1 đến tháng 10 năm 2010 do cán bộ Hội phụ nữ Việt Nam (HPN), cán bộ y tế thôn bản, và giáo viên đã được tập huấn thực hiện. Những hoạt động ở thôn bản hướng tới các bà mẹ, ông bà, và phụnữ ở độ tuổi sinh đẻ và bao gồm nhiều hoạt động nhưhọp nhóm, thăm hộ gia đình, và phát tài liệu truyền thông. Chiến dịch tuyên truyền được xây dựng dựa theo kết quảnghiên cứu đối tượng mục tiêu. Những thông điệp hướng đến thay đổi niềm tin của người chăm sóc trẻrằng thậm chí ngay cảkhi tay trông sạch và không có mùi vẫn không thực sựsạch sẽ, và nâng cao kiến thức của người chăm
sóc trẻvềnhững thời điểm quan trọng cần RTVXP nhằm giảm việc lan truyền mầm bệnh, ví dụ như sau khi tiếp xúc với phân và trước khi chếbiến thức ăn. Chiến dịch nỗlực tuyên truyền hành vi rửa tay là hành vi của “người mẹ tốt” sức khỏe cho con cái, và chú trọng đến sự cần thiết phải để xà phòng và nước ở nơi thuận tiện để rửa tay.
Đánh giá tác động thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm chứng để thiết lập mối quan hệnguyên nhân – kết quả giữa chiến dịch truyền thông RTVXP và kết quảvềsức khỏe và hành vi.Các xã nông thôn Việt Nam 1trong mỗi tỉnh có can thiệp đầu tiên được ghép thành cặp tùy thuộc vào quy mô và vịtrí địa lý. Sau đó các xã trong mỗi cặp được ấn định ngẫu nhiên vào nhóm can thiệp hoặc nhóm chứng. Tổng số140 xã đã được xếp vào nhóm can thiệp bao gồm quảng cáo trên truyền hình và hoạt động truyền thông trực tiếp (can thiệp) và 70 xã khác được xếp vào nhóm chỉ nhận được quảng cáo trên truyền hình (nhóm chứng). Vì vậy, nghiên cứu đánh giá tác động kết hợp của phát thông điệp trên truyền hình và truyền thông trực tiếp ởcộng đồng so với nhóm xã chỉ tiếp nhận thông điệp trên truyền hình. 3.150 hộ gia đình tham gia nghiên cứu đã được tới thăm vào cuối năm 2009 trước khi can thiệp bắt đầu, và vào tháng 7 năm 2010 là thời điểm giữa can thiệp, và vào đầu năm 2011 sau khi can thiệp kết thúc. Hơn 94% số hộ gia đình tham gia vào ba vòng thu thập dữ liệu.
Người chăm sóc trẻ ởxã can thiệp báo cáo nhận được nhiếu thông điệp rửa tay hơn, đặc biệt thông qua Hội phụ nữ Việt Nam. 56% số người chăm sóc trẻ ở xã can thiệp nói rằng họ nhận thông tin về RTVXP từ ba kênh tuyên truyền trở lên, trong khi chỉ có 46% ởnhóm chứng báo cáo tương tự. Tỷ lệ những người chăm sóc trẻ ở xã có can thiệp nói chuyện với cán bộ Hội phụ nữ về rửa tay với xà phòng trong tháng trước cũng cao hơn (56,4% ở xã can thiệp so với 34,7% ở xã chứng—Xem Hình 1). Tuy vậy, một tỷ lệ lớn (45,9%) người được hỏi ở nhóm chứng cũng báo cáo về việc tiếp xúc với thông điệp rửa tay thông qua ba kênh trở lên. Điều này có thể là kết quả của số nguồn thông tin vềRTVXP ngày càng tăng lên ởViệt Nam, chẳng hạn như các chiến dịch tuyên truyền của các công ty xà phòng hoặc các thông điệp vệ sinh khác của nhà nước về Cúm Gia cầm hay vi-rút H1N1.
Chiến dịch truyền thông RTVXP đã nâng cao kiến thức về rửa tay, và có thể có tác động đến niềm tin nhất định về rửa tay. Kiến thức vềcách tốt nhất đểrửa tay tăng đáng kể ở nghiên cứu đầu kỳ79,4% lên 97,7% ởcuối kỳ. Tuy nhiên, sự tăng lên tương tựcũng diễn ra ở nhóm chứng (97,3% cuối kỳ), vì thế nhiều khả năng đây là kết quả của xu hướng chung hướng đến kiến thức tốt hơn. Người chăm sóc trẻ trong nhóm can thiệp nhận thức tốt hơn vềtầm quan trọng của RTVXP để ngăn chặn bệnh tiêu chảy (87,8% nhóm can thiệp so với 84,9% nhóm chứng), và số người chăm sóc trẻ trong nhóm can thiệp xác định rằng thời điểm trước khi chuẩn bịthức ăn là thời điểm quan trọng để rửa tay tăng gần 40% so với nhóm chứng (40,5 % trong nhóm chứng so với 29,6% trong nhóm can thiệp – Xem Hình 2). Hơn nữa, chiến dịch truyền thông đã tác động đến một số niềm tin vềRTVXP của người chăm sóc trẻ, ví dụ, cần phải rửa tay ngay cả khi họ không chạm vào những vật mất vệ sinh.
>> Tải bản đầy đủ
Nguồn: WSP
Tin khác đã đăng
- Chương trình Môi trường đô thị Việt Nam: Các vấn đề vệ sinh đô thị ở Việt Nam 28/11/2016
- Chương trình Nước và Vệ sinh: Bộ công cụ 28/11/2016
- Nghiên cứu về tính bền vững của phương pháp Tiếp thị Vệ sinh Nông thôn ở Việt Nam 28/11/2016
- Việt Nam: Lĩnh vực Vệ sinh, Cấp Nước và Dịch vụ Đô thị 28/11/2016
- Truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững 28/11/2016