Hiệu quả từ chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn



Trong hơn 10 năm triển khai chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn thông qua nguồn vốn đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh đã giúp hàng nghìn hộ dân trên địa bàn tỉnh không chỉ được sử dụng nước sạch mà còn góp phần cao chất lượng cuộc sống, giữ gìn, bảo vệ môi trường nông thôn.

Trong hơn 10 năm triển khai chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn thông qua nguồn vốn đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh đã giúp hàng nghìn hộ dân trên địa bàn tỉnh không chỉ được sử dụng nước sạch mà còn góp phần cao chất lượng cuộc sống, giữ gìn, bảo vệ môi trường nông thôn.

nuoc-va-ve-sinh-moi-truong

Nhờ nguồn vốn vay NS&VSMTNT của Ngân hàng CSXH, hộ ông Đỗ Văn Chung, xã Hoàng Đan (Tam Dương) đã đầu tư xây dựng, cải tạo hệ thống nước sinh hoạt.

Trước đây, gia đình ông Đỗ Văn Chung ở thôn Cầu, xã Hoàng Đan, huyện Tam Dương dùng nước giếng khơi nhưng chất lượng không đảm bảo do giếng nước nằm gần khu vực chăn nuôi của gia đình, nền giếng thấp, trong khi nguồn nước nguy cơ bị ô nhiễm do gần các ao hồ, cộng với nước thải sinh hoạt, chất thải chăn nuôi… . Biết là chất lượng không đảm bảo, nhưng gia đình ông vẫn phải dùng để sinh hoạt hàng ngày. Năm 2015, gia đình ông Chung được NHCSXH huyện Tam Dương cho vay 12 triệu đồng từ nguồn vốn chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường, cùng kinh phí tự có, đã xây dựng được công trình nước sạch khép kín, gồm nhà tắm, nhà vệ sinh, bể chứa nước, bảo đảm nước sạch sinh hoạt cho cả gia đình. Không chỉ vậy, gia đình ông còn đầu tư làm mô hình chăn nuôi bán công nghiệp, xây dựng hệ thống biogas tận dụng chất thải trong chăn nuôi làm khí đốt, đảm bảo vệ sinh môi trường. Ông Trịnh Viết Tiến Tùng, Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện Tam Đảo cho biết, chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn được triển khai đến tất cả xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện. Toàn huyện có hơn 6.000 lượt hộ dân được vay vốn ưu đãi từ NHCSXH huyện Tam Dương để xây dựng các công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. Tổng số tiền các hộ dân được vay gần trên 63 tỷ đồng.

Theo ông Thảo, Phó Giám đốc NHCSXH tỉnh, từ khi thực hiện chương trình, đến nay, NHCSXH tỉnh đã cho các hộ dân vay làm hơn 180 công trình, trong đó, hơn 90công trình cải tạo giếng khơi, xây bể nước, làm đường ống dẫn nước và 90 công trình giúp cho các hộ dân xây dựng công trình vệ sinh, bể biogas… Tổng dư nợ đến 31/7/2016 đạt trên 513 tỷ đồng; nợ quá hạn chỉ có 331 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,06% dư nợ chương trình. Từ nguồn vốn trên đã giúp hàng chục nghìn hộ gia đình vay vốn có điều kiện đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp các công trình cấp nước sạch (khoan giếng, xây bể lọc, bồn chứa nước…), các công trình vệ sinh (nhà tiêu, bể biogas, chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm xử lý nước thải, rác thải…) ở khu vực nông thôn bảo đảm theo tiêu chuẩn quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nhằm nâng cao sức khỏe, cải thiện điều kiện sinh hoạt, cải thiện môi trường, bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng dân cư và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới; qua đó góp phần làm cho môi trường nông thôn, các khu vực công cộng, các làng nghề sản xuất được cải thiện đáng kể, cảnh quan và môi trường nông thôn “xanh – sạch – đẹp” đang xuất hiện ở nhiều thôn, xóm, làng, xã. Công tác bảo vệ và phát triển môi trường nông thôn ngày càng được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo. Các điểm đen, điểm nóng về môi trường và các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được kiểm tra và xử lý kịp thời. Vốn vay từ NHCSXH đã góp phần nâng tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh từ 63,59% cuối năm 2010 lên 85,22% năm 2015; tỷ lệ hộ dân nông thôn có công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn vệ sinh từ 49,87% cuối năm 2010 lên đến 78,48% cuối năm 2015.

Tuy nhiên, những năm gần đây, Vĩnh Phúc là một trong những địa phương đi đầu trong phát triển công nghiệp, đồng nghĩa với việc ngày càng gia tăng số lượng các nhà máy sản xuất, khu công nghiệp lớn; lượng khí thải nhiều dẫn đến môi trường đang dần bị ô nhiễm. Vì vậy, nhu cầu vay vốn chương trình này để xây dựng, cải tạo các công trình nước sạch và vệ sinh môi trường ngày càng lớn, song nguồn vốn cho vay của chương trình còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của người dân vùng nông thôn để làm công trình nước sạch và vệ sinh. Mức cho vay tối đa đối với 1 công trình là 6 triệu đồng, trong khi giá cả về nguyên vật liệu, nhân công ngày càng cao như hiện nay sẽ không đáp ứng được chi phí cần thiết để hộ xây dựng công trình đảm bảo chất lượng.

Để chương trình tín dụng nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đạt hiệu quả cao, thời gian tới, NHCSXH tỉnh cần thường xuyên đề nghị ban đại diện các cấp, phối hợp với cơ quan, ngành, hội, đoàn thể nhận ủy thác tăng cường kiểm tra, giám sát hộ vay sử dụng vốn vay đúng mục đích, đúng đối tượng, đôn đốc hộ vay chấp hành trả nợ gốc, lãi đúng hạn, tham gia gửi tiền tiết kiệm của tổ để tạo nguồn vốn cho vay. Quan tâm, hướng dẫn để hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích, đạt hiệu quả cao nhất. Phối hợp với Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn xây dựng một số mẫu thiết kế cho công trình nước sạch, vệ sinh môi trường phù hợp theo từng địa bàn đảm bảo đạt tiêu chuẩn với chi phí hợp lý nhất. Gắn việc cho vay từ chương trình này tập trung cho mục tiêu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Và điều hết sức quan trọng nữa đó là, cần tăng cường nguồn vốn, tăng mức cho vay chương trình sinh môi trường nông thôn để người dân có điều kiện đầu tư xây dựng các công trình vệ sịnh đạt chuẩn theo tiêu chí NTM, góp phần nâng cao cuộc sống, cải thiện môi trường nông thôn.

Nguồn: Kỳ Nam – Báo Vĩnh Phúc

Tin khác đã đăng