Lồng ghép giảm nhẹ thiên tai trong sử dụng đất đai



Tại Hội nghị khoa học Quản lý đất đai vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) ngày 24/11, nhiều đại biểu cho rằng, trên cơ sở xây dựng chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu, vùng ĐBSCL cần một tầm nhìn mới cho sử dụng đất đai.

giam-nhe-thien-tai
Cần quy hoạch đất đai cần dành đất cho vùng trữ nước dọc sông, kênh chính và các vùng bảo tồn

Theo các đại biểu, biến đổi khí hậu, hạn hán, xâm nhập mặn ngày càng diễn biến phức tạp cộng với tác động của con người trong sinh hoạt, sản xuất, nhất là việc đắp đập ở thượng nguồn sông Mekong dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường, sạt lở, xói mòn đất đai ngày càng diễn biến nghiêm trọng. Tác động này khiến sinh kế của cư dân đồng bằng, nhất là nuôi trồng thủy sản và nông nghiệp – những thế mạnh của vùng ĐBSCL càng khó khăn hơn.

Do vậy, cần phải có những thay đổi, điều chỉnh kịp thời trong cả tư duy, trong định hướng quy hoạch lẫn quy trình nghiệp vụ thẩm định phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhằm đảm bảo việc lồng ghép đầy đủ các yếu tố về giảm nhẹ thiên tai, thích ứng biến đổi khí hậu, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và phòng chống thoái hóa đất vào quy hoạch vùng, quy hoạch địa phương…

Trong sử dụng đất đai cần chú trọng tạo vùng trữ nước dọc sông, kênh chính và các vùng bảo tồn (không bố trí dân cư, tận dụng làm khu sinh thái, nuôi trồng thủy sản, kết hợp cảnh quang, du lịch…). Đồng thời, xây dựng đô thị xanh nhằm tăng lượng trữ nước mưa trong cây, thấm xuống đất…  Bên cạnh đó cần canh tác nông nghiệp áp dụng mô hình tưới nước tiết kiệm; nghiên cứu các giải pháp công trình và phi công trình thích hợp, mềm dẻo… phục vụ cho sử dụng đất đai một cách hiệu quả hơn.

Nguồn: K.Linh – Bộ TN&MT

Tin khác đã đăng