Nông dân vùng ven biển sẽ di cư



Chịu sự tác động lớn nhất của BĐKH chính là nông dân, ngư dân, diêm dân và thị dân nghèo do thiếu nguồn dinh dưỡng tối thiểu, thiếu sở hữu tài nguyên, khả năng tài chính, khó tiếp cận thông tin để đối phó kịp thời với thời tiết khí hậu. Đó là nhận định của PGS. TS Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu - Trường ĐH Cần Thơ tại diễn đàn Mekong Connect CEO Forum 2016 với chủ đề “Tìm cơ trong nguy” vừa qua.

bien-doi-khi-hau-ven-bien

Tại diễn đàn, nhiều nhà khoa học và các tổ chức quốc tế đã nhận định, Việt Nam, đặc biệt là Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nằm trong nhóm quốc gia có nguy cơ tổn thương cao do tác động của BĐKH và nước biển dâng. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, khu vực vùng ĐBSCL sẽ bị tác động do nhiệt độ cao nhất trung bình trong mùa khô sẽ gia tăng từ 33-35oC lên 35 – 37oC. Lượng mưa đầu vụ hè thu sẽ giảm khoảng 10 – 20%. Bên cạnh đó, ĐBSCL bị ngập sẽ mở rộng về phía Bạc Liêu – Cà Mau nhưng số ngày bị ngập ở các tỉnh đầu nguồn sẽ giảm.

Vì vậy, dự kiến sẽ có dịch chuyển dòng di cư của nông dân các vùng ven biển bị tác động bởi BĐKH và nước biển dâng lên các đô thị vùng phía Bắc và phía Tây, như: Châu Đốc, Long Xuyên, Cần Thơ, Vĩnh Long, Mỹ Tho, Tân An… Điều này khiến các quy hoạch đô thị bị phá vỡ, trật tự xã hội sẽ là một thách thức, môi trường đô thị xấu đi do sự gia tăng cơ học về dân số.

Nguồn: Thu Ha – Bộ TN&MT

Tin khác đã đăng