Sổ tay ABC về tổ chức các hoạt động và dự án bảo vệ môi trường
Bạn là một người trẻ đang muốn thực hiện một hoạt động? Bạn cần tìm ý tưởng hay hướng dẫn cho những hoạt động mới?
Bạn đang tò mò về một hoạt động tình nguyện, một chiến dịch truyền thông môi trường đang diễn ra như thế nào?
Hay bạn là một nhóm tình nguyện đã hoạt động tích cực trong suốt thời gian qua và giờ đây muốn nhìn lại những thành quả và kinh nghiệm của mình?
Cuốn sổ tay nhỏ này sẽ là một tài liệu hữu ích cho bạn để cùng nhìn lại và gợi mở cho những hoạt động được tổ chức và thực hiện một cách quy củ và sáng tạo hơn, nhằm đóng góp cho công tác bảo vệ môi trường và xây dựng một cuộc sống bền vững…
Vậy, cuốn sổ tay này có gì?
(1) như thế nào là một hoạt động hiệu quả?
(2) một hoạt động hiệu quả cần được tổ chức ra sao?
(3) những gợi ý về loại hình hoạt động
(4) kinh nghiệm và những hướng dẫn thực hiện hoạt động.
Hãy cùng chia sẻ và góp ý để hoàn thiện cuốn cẩm nang và những hoạt động rất tích cực của Thế Hệ Xanh, bạn nhé!
PHẦN 1 – TẠI SAO CẦN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG?
1.1. Chuyện gì đang xảy ra?
Thế giới ngày nay đang đối mặt với những vấn đề môi trường đang ngày càng trở nên nghiêm trọng: suy giảm đa dạng sinh học, mất rừng, ô nhiễm, biến đổi khí hậu…
Bạn có muốn đóng góp vào các hoạt động nhằm giảm nhẹ và bảo vệ môi trường? Hay chia sẻ kinh nghiệm tổ chức/thực hiện hoạt động.
Và trong đó giới trẻ đóng một vai trò rất quan trọng nhằm góp phần vào việc bảo vệ môi trường. Ngày nay, giới trẻ ngày càng có nhiều thông tin và cơ hội để tham gia, tổ chức và lan tỏa các hoạt động bảo vệ môi trường, còn gọi là hoạt động tình nguyện về môi trường (từ sau đây gọi tắt là “hoạt động môi trường”).
Các hoạt động môi trường trong những năm gần đây thường được khởi xướng trong một nhóm sinh viên, thanh niên – có thể là một câu lạc bộ hoặc một tổ chức tình nguyện, thậm chí đơn giản hơn, là một vài bạn trẻ cùng chung tâm huyết với một vấn đề môi trường nào đó cùng xây dựng nên một hoạt động hay một dự án quy củ.
Sự phát triển của các hoạt động này đã đạt tới những thành công nhất định, không chỉ đóng góp vào công tác bảo vệ môi trường nói riêng mà còn thể hiện những đam mê và công hiến của thanh niên trong xã hội nói chung. Các hoạt động môi trường được thực hiện đã đem lại những tác động nhất định tới cộng đồng cũng như giúp các bạn trẻ thu được những kinh nghiệm quý báu. Bên cạnh đó, cũng có nhiều hoạt động còn đi theo lối mòn phong trào và chưa đạt được hiệu quả.
Vậy, câu hỏi đặt ra là “Như thế nào là một hoạt động môi trường hiệu quả?”.
Một hoạt động hiệu quả cần có:
• Mục tiêu rõ ràng (truyền tải thông điệp gì hay góp phần tạo ra thay đổi hành vi ra sao?)
• Khả thi
• Sáng tạo
• Ngân sách hợp lí và tiết kiệm
• Bền vững và có khả năng nhân rộng.
1.2. Làm thế nào để tiến hành một hoạt động?
Dù bạn ấp ủ thực hiện một dự án lớn hay chỉ đơn giản là thực hiện một hoạt động nhỏ lẻ bạn đều cần làm rất nhiều hoạt động trước, trong và sau để đảm bảo sự thành công của hoạt động/dự án đó. Vậy dự án là gì? Làm thế nào để xây dựng, phát triển và thực hiện thành công một dự án, mang lại tác động tốt cho xã hội và đảm bảo sự bền vững sau khi kết thúc?
Dự án là hệ thống tổng thể những hoạt động (công việc) nhằm đạt được một số mục tiêu cụ thể trong khuôn khổ thời gian và kinh phí nhất định. Quy trình xây dựng và thực hiện một dự án thường có 4 giai đoạn
>> Tải bản đầy đủ
Tin khác đã đăng
- Chương trình Môi trường đô thị Việt Nam: Các vấn đề vệ sinh đô thị ở Việt Nam 28/11/2016
- Chương trình Nước và Vệ sinh: Bộ công cụ 28/11/2016
- Nghiên cứu về tính bền vững của phương pháp Tiếp thị Vệ sinh Nông thôn ở Việt Nam 28/11/2016
- Việt Nam: Lĩnh vực Vệ sinh, Cấp Nước và Dịch vụ Đô thị 28/11/2016
- Truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững 28/11/2016