Sổ tay hướng dẫn truyền thông “Nguy cơ đối với an toàn thực phẩm”



Thông tin cơ sở Truyền thông nguy cơ (TTNC) được định nghĩa là việc trao đổi thông tin và ý kiến thông liên quan đến nguy cơ và các yếu tố liên quan đến nguy cơ giữa các chuyên gia đánh giá nguy cơ, quản lý nguy cơ và các bên quan tâm khác (FAO/WHO, […]

Thông tin cơ sở

Truyền thông nguy cơ (TTNC) được định nghĩa là việc trao đổi thông tin và ý kiến thông liên quan đến nguy cơ và các yếu tố liên quan đến nguy cơ giữa các chuyên gia đánh giá nguy cơ, quản lý nguy cơ và các bên quan tâm khác (FAO/WHO, 1998). TTNC là một bộ phận thiết yếu trong mô hình phân tích nguy cơ. Mục đích chính của TTNC về an toàn thực phẩm (ATTP) là nâng cao sự hiểu biết giữa các bên liên quan về ATTP liên quan đến cơ sở lý luận của các quyết định được thực hiện để đánh giá mối nguy hại và quản lý nguy cơ về ATTP, và giúp người dân đưa ra phán xét trên cơ sở có đầy đủthông tin về mối nguy hại và nguy cơ về ATTP mà họ gặp phải trong cuộc sống (EFSA, 2012). TTNC về ATTP cũng thường xuyên cung cấp thông tin và cải thiện các quyết định về đánh giá nguy cơ và quản lý nguy cơ. Ví dụ, TTNC là cần thiết để giúp nhà quản lý nguy cơ hiểu được tác động có thể xảy ra của các quyết định của họ và qua đó đánh giá mức độ hiệu quả của các quyết định đó. Để giảm nguy cơ của các mối nguy hại về ATTP, TTNC về ATTP thường diễn ra liên tục (ví dụ, tuyên truyền thực hành vệ sinh).

Trách nhiệm quản lý nguy cơ của cơ quan ATTP quốc gia được gia tăng đáng kể trong những năm gần đây. Điều này là do quá trình toàn cầu hóa,di chuyển rộng rãi của người dân, gia tăng hoạt động buôn bán thực phẩm nông sản và phân phối sản phẩm thực phẩm nông sản và sự thay đổi liên tục về sở thích người tiêu dùng. Các yếu tố này cũng thường gây tái xuất hiện các mối nguy hại và nguy cơ đã biết hoặc gây xuất hiện các mối nguy hại và nguy cơ mới hoặc chưa biết về ATTP. Đồng thời, nhiều cơ quan quản lý ATTP quốc gia tiếp tục gặp thách thức trong việc xây dựng hoặc nâng cao năng lực phân tích nguy cơ về ATTP do có nhiều vấn đề ưu tiên cần cân nhắc và áp lực kinh tế toàn cầu.

Cùng với trách nhiệm quản lý nguy cơ là trách nhiệmtruyền đạt thông tin về nguy cơ đến tất cả các bên liên quan ở mức độ hiểu biết phù hợp đối với đối tượng đích. Các chính phủ có trách nhiệm cơ bản. Người đưa ra quyết định và nhà quản lý nguy cơ trong chính phủ có
nghĩa vụ:

  • Đảm bảo TTNC hiệu quả với các bên liên quan khi xâydựng phân tích khoa học và kỹ thuật;
  • Thu hút công chúng và các bên liên quan khác tham gia quá trình phân tích nguy cơ khi thích hợp;
  • Hiểu biết và ứng phó các yếu tố chi phối mối lo ngại của công chúng về nguy cơ sức khỏe (FAO/WHO, 1998), cũng như đánh giá kỹ thuật về nguy cơ.

Cơ sở lý luận để xây dựng sổ tay hướng dẫn này

Các cuộc bùng phát dịch bệnh lây truyền qua thức ănvà/hoặc thu hồi thực phẩm diện rộng trên phạm vi toàn cầu, khu vực và quốc gia đã gây tác động xấu tới lòng tin của người tiêu dùng vào hoạt động cung cấp thực phẩm và sản xuất và kinh doanh thực phẩm nông sản (Sandman & Lanard, 2011). Phân tích sau sự cố về các sự cố đó đã cho thấy tầm quan trọng của việc sử dụng hiệu quả hơn nữa công tác TTNC. Các quốc gia được khuyến khích xây dựng và đánh giá các chiến lược TTNC hiện có đối với ATTP của mình và rút kinh nghiệm từ bản thân hoặc từ các quốc gia khác. Do công nghệ Internet và truyền thông xã hội khác được sử dụng ngày càng nhiều tại cả các nước phát triển và đang phát triển, có thể dự kiến được đòi hỏi của công chúng về tính minh bạch cao hơn và nhiều thông tin xác đáng về nguy cơ ATTP hơn. Điều này khẳng định tầm quan trọng của các chiến lược TTNC hiệu quả về ATTP và trong lĩnh vực sức khỏe công cộng rộng toàn diện hơn.

Mục đích và đối tượng đích

Mục đích của sổ tay này là hỗ trợ các cơ quan quản lý ATTP quốc gia và các bên liên quan của chuỗi thức ăn trong việc thiết lập hoặc tăng cường thực hiện các thông lệ và năng lực TTNC trong ngành ATTP. Đối tượng đích là các cơ quan ATTP quốc gia, nhà quản lý, nhà
hoạch định chính sách và các chuyên gia:

  • Đã và đang quản lý hoặc xây dựng các đơn vị phân tích nguy cơ thực phẩm (bao gồm cả TTNC), và/hoặc
  • Đang thực hiện hoặc tham gia công tác TTNC như một phần trong hoạt động quản lý ATTP (và phân tích nguy cơ toàn diện hơn).

Sổ tay này cũng dành cho các vụ/cục và cơ quan nông nghiệp/thực phẩm nông sản (bao gồm cả thú y) và sức khỏe công cộng, thường xuyên chia sẻ trách nhiệm của chính phủ về ATTP tại cấp quốc gia và/hoặc khu vực.

Phạm vi

Sổ tay này chú trọng các nguyên tắc thực tiễn và thông lệ tốt nhất về TTNC để hỗ trợ quản lý nguy cơ cho những sự cố ATTP (bao gồm cả sự cố về chất lượng) liên quan đến những mối nguy hại sinh học, hóa học hoặc vật lý. Phòng vệ thực phẩm và các nội dung dinh dưỡng không thuộc phạm vi này. Nguy hại bức xạ không đượcđề cập vì hiện đã có một sáng kiến TTNC của WHO đề cập vấn đề nguy hại và tình trạng khẩn cấp về bức xạ ảnh hưởng tới ATTP (sẽ được xuất bản trong năm 2016). Một trọng tâm khác của sổ tay này là việc áp dụng TTNC trong quá trình phân tích nguy cơ để quản lý cả các trường hợp khẩn cấp về ATTP (ví dụ, bùng phát bệnh lây truyền qua thực phẩm) và cácvấn đề không khẩn cấp hoặc lâu dài
hơn về ATTP (ví dụ, ATTP và chiến dịch nâng cao sứckhỏe). Tuy trọng tâm chính của sổ tay là ATTP, nhiều nội dung có thể áp dụng được trong TTNC hiệu quả hỗ trợ hoạt động quản lý an toàn thức ăn gia súc, thú y và bệnh lây nhiễm từ động vật.

Phương pháp

Những kiến thức công khai về TTNC, hướng dẫn và tài liệu đào tạo hiện có và sáng kiến đang thực hiện đã được xem xét kỹ lưỡng để cung cấpthông tin cho phạm vi và bố cục của sổ tay này. Mục đích là xây dựng một cuốn sổ tay hữu ích cho nhiều quốc gia và khu vực, với trọng tâm chính là nhu cầu của các nước thu nhập thấp và trung bình.

Sổ tay được xây dựng theo phương pháp tiếp cận kỹ thuật và cùng tham gia ở mức độ cao được FAO thiết kế và điều phối trên cơ sở phối hợp với WHO. Các chuyên gia được chọn là đại diện cho các nhóm bên liên quan khác nhau về ATTP (các chính phủ, các tổ chức khu vực, ngành công nghiệp, người tiêu dùng vàgiới học viện) và các khu vực. Quá trình xây dựng bao gồm một cuộc họp 4 ngày (tại Rome, tháng 8 năm 2013). Bản dự
thảo đã được thử nghiệm trước tại hội thảo khu vực của FAO về Nâng cao năng lực TTNC về ATTP, được tổ chức phối hợp với WHO, tại Budapest, Hungary (tháng 6 năm 2014). Bản thảo sau hội thảo của sổ tay đã được đọc soát bởi các chuyên gia độc lập được lựa chọn trên cơ sở giới thiệu của các thành viên tham dự hội thảo.

Bố cục và cách sử dụng sổ tay
Sổ tay có 4 chương kỹ thuật. Tuy đã có nỗ lực đáng kể nhằm giảm trường hợp trùng lặp và nhắc lại thông tin, trong một số trường hợp vẫn cần nhắc lại nội dung phục vụ mục đích chuyển tiếp hoặc để nêu chi tiết một nội dung một cách sâu hơn hoặc trên các quan điểm khác nhau. Sổ tay bắt đầu bằng phần tổng quan toàn diện bao gồm các mục đích và khái niệm chính của TTNC (Chương 1). Chương 2 mô tả tầm quan trọng của sự tin tưởng đối với công tác TTNC hiệu quả, và giới thiệucác nguyên tắc TTNC và tầm quan trọng của công việc lập kế hoạch TTNC hiệu quả. Haichương cuối thảo luận các vấn đề chính cần suy xét để thực hiện TTNC về ATTP (Chương3) và trình bày thêm nội dung chi tiết về ‘cách thực hiện’ TTNC trong các điều kiện thực tiễn (Chương 4). Xuyên suốt cuốn sổ tay là những lời khuyên được đưa ra và ví dụ của các khu vực và về các vấn đề ATTP khác nhau được trình bày để minh họa cho các nguyên tắc và thông lệ TTNC hiệu quả về ATTP. Tài liệu tham khảo chính được sử dụng để xây dựng từng chương được trình bày tại cuối mỗi chương tương ứng.

>> Tải bản đầy đủ

Nguồn: © Tổ chức Y tế Thế giới

Tin khác đã đăng