Trình dự án khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang



GTZ cùng với Ủy Ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang bắt đầu thực hiện dự án“Bảo tồn và Phát triển Khu Dự trữ Sinh quyển Kiên Giang” (Giai đoạn I), do AusAID tài trợ.

Dự án này phần lớn có liên quan đến Báo cáo “Các thành phố ứng phó với thay đổi khí hậu” “Climate resilient cities” của Ngân hàng Thế giới (06/2008), theo đó Việt Nam, cụ thể là tỉnh Kiên Giang được đánh giá là nơi có rủi ro xảy ra thiên tai về môi trường nghiêm trọng nhất trong tương lai. Một thành quả quan trọng của dự án là xây dựng và triển khai chương trình nâng cao nhận thức về tầm quan trọng về thay đổi khí hậu, đa dạng sinh học và các vấn đề về rác thải trong khu vực.

  • Báo cáo này có bốn mục tiêu trọng yếu sau đây:
  • Đánh giá các phương pháp truyền thông thông tin đại chúng hiện nay đang được sử dụng.
    • Các chiến lược thiết kế chương trình nâng cao nhận thức / quảng cáo về các vấn đề sau:
    • Khu Dự trữ Sinh quyển là gì? Khu Dự trữ này có ý nghĩa như thế nào đối với người dân địa phương?
    • Thay đổi khí hậu là gì và việc thay đổi khí hậu này sẽ ảnh hưởng đến đời sống của người dân đang sinh sống ở vùng Mê Kông như thế nào?
    • Nhu cầu xả rác thải có hiệu quả.
  • Xây dựng mô hình chuyển tải thông tin đến các nhóm mục tiêu đã được xác định.
  • Các chiến lược thiết kế và chuẩn bị tài liệu phù hợp mà sẽ được sử dụng trong quảng cáo.
  • Báo cáo đề cập đến từng mục tiêu nói trên và trình bày các ý kiến đề xuất sau đó.

Chiến lược thông điệp trong các chiến dịch nâng cao nhận thức

  • Chiến dịch có điều phối và hợp nhất được xây dựng cùng với chiến lược thông tin phổ thông, mà sẽ được sử dụng ở tất cả các hình thức quảng cáo và truyền thông.
  • Chiến lược nâng cao nhận thức đề cập đến nhu cầu cụ thể của các nhóm mục tiêu đã được xác định, các vấn đề chính mà các khu vực dự án đang gặp phải.
  • Chiến lược thông điệp được sử dụng trong các chiến dịch nên dựa vào việc hiểu biết tốt về cộng đồng và sử dụng các yếu tố có thể tạo ra thay đổi và hạn chế các rào cản đối việc việc thay đổi về hành vi.

Các mô đun chuyển tải thông tin cho các nhóm mục tiêu chưa được xác định

  • Xây dựng chiến dịch trên TV có sự phối hợp với các đài trong tỉnh.
  • Sản xuất phim quảng cáo ngắn bằng lời với mục tiêu là phát sóng thông qua đài vô tuyến và loa phóng thanh ở địa điểm trong tỉnh ở các xã trong vùng dự án.
  • Xây dựng website thúc đẩy các sáng kiến và mục tiêu của dự án. Trang web này sẽ được kết nối với website chính thức của tỉnh Kiên Giang.
  • Thiết kế các băng rôn đường phố sẽ được treo ở các con đường trong cộng đồng, có nghĩa là ở các khu chợ, trạm xe buýt và sân bay.
  • Xây dựng tài liệu hỗ trợ các chiến dịch đối mặt, tập trung vào các hộ gia đình bên trong vùng dự án.
  • Thiết lập các mối quan hệ với lãnh đạo cộng đồng hoặc người lớn tuổi với mục tiêu sử dụng những người này như là cơ sở nguồn và những người này sẽ giúp phổ biến và thực thi các thông điệp của dự án.
  • Tập huấn cho thanh niên về thông điệp nhận thức và cung cấp cho họ các nguồn tài liệu cần thiết nhằm phổ biến thông tin.
  • Tổ chức các sự kiện trong cộng đồng ví vụ như ngày “vệ sinh” và các hội thảo trong cộng đồng, đặc biệt tập trung vào các nhóm mục tiêu cụ thể, có nghĩa là nông dân, ngư dân và cung cấp thông tin cho những người này về các kỹ thuật canh tác và đánh bắt bền vững.
  • Các nguồn tài liệu được đề cập trực tiếp vào việc thiết lập và duy trì các mối quan hệ tích cực với các cơ quan truyền thông có liên quan.
  • Phổ biến thông tin thường xuyên cho nhân viên dự án và các thành viên trong ban chỉ đạo dự án về các công việc dự án đã được triển khai thông qua hội thảo và tờ tin tức của dự án.

Các chiến lược thiết kế và chuẩn bị tài liệu sẽ được sử dụng trong các chiến dịch quảng cáo

Việc thiết kế và chuẩn bị tài liệu sẽ được sử dụng trong các phương tiện truyền thông dưới đây nên được ưu tiên:

  • Các chương trình phát sóng trên TV và đài truyền thanh.
  • Các nguồn tài liệu hỗ trợ các chiến dịch đối mặt.
  • Các băng rôn đường phố.

Các ý kiến đề xuất trên đây dựa vào ba nguồn chính, bao gồm quan sát đã được thực hiện trong các chuyến kiểm tra thực địa gần đây, ý kiến đóng góp từ các cuộc họp được tổ chức với dự án, các tổ chức, các thành viên trong cộng đồng và các khung lý thuyết có liên quan. Chi tiết các ý kiến đề xuất này được nêu ra trong các phần chính trong báo cáo.

>> Tải bản đầy đủ

Nguồn: Dipu Sebastian

Tin khác đã đăng