Dự án Bảo tồn và Phát triển khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang giai đoạn 1



KDTSQ Kiên Giang được thành lập năm 2006, bao gồm hầu hết vùng bờ biển, biển và các khu vực lân cận, cũng như hai khu vườn quốc gia U Minh Thượng và Phú Quốc. Thử thách đối với khu sinh quyển là cân bằng giữa phát triển kinh tế với bảo tồn môi trường thiên nhiên, đặc biệt là tính độc đáo về đa dạng sinh học.

Dựa trên sự hợp tác thành công ở Kiên Giang giữa ba bên Úc, Đức và Việt Nam và mở rộng chương trình hỗ trợ đồng bằng sông Cửu Long ứng phó với biến đổi khí hậu, chính phủ Đức và Cơ quan Hợp tác phát triển quôc tế Úc (AusAID) đang xây dựng một chương trình mới: Biến đổi khí hậu và các hệ sinh thái ven biển (CCCEP). Chương trình sẽ được triển khai tại năm tỉnh và một hợp phần ở cấp quốc gia. Các hợp phần và chủ đề tạo ra sự liên kết toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long cùng với sự hỗ trợ phát triển và triển khai chính sách chiến lược, khung pháp lý và hình mẫu mới trong quản lý kết hợp giữa năm tỉnh hạ lưu sông Cửu Long do GIZ và AusAID tài trợ.

Xâm nhập mặn, đất phèn tiềm tàng bị chuyển hóa thành đất phèn trên diện rộng, và các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt làm cho nước biển dâng cao tràn qua mặt đê gây những thiệt hại đáng kể về mặt môi trường và điều này sẽ còn gia tăng theo kịch bản dự đoán về biến đổi khí hậu.

rung-tram

Với sự hỗ trợ từ các ban ngành trong tỉnh, Dự án KDTSQ Kiên Giang đã tập trung giải pháp cho vấn đề này theo nhiều hướng, trong đó gồm:
• Thành lập Ban quản lý KDTSQ Kiên Giang và Ban chỉ đạo dự án.
• Tổ chức chương trình tuyên truyền về bảo tồn thiên nhiên gồm các chương trình phát thanh trên Radio, phát hình trên truyền hình và ngày Môi trường của tỉnh.
• Xây dựng kế hoạch quản lý mới cho vườn quốc gia U Minh Thượng.
• Tổ chức tập huấn cho giáo viên tiểu học về biến đổi khí hậu, bảo tồn thiên nhiên và xử lý rác thải. Tập huấn được dựa trên sách tham khảo và những tài liệu và bài tập tại lớp đơn giản do dự án phát triển.
• Đánh giá tính đa dạng sinh học của vườn quốc gia U Minh Thượng và Phú Quốc và tập huấn cho kiểm lâm và cán bộ vườn.
• Đánh giá hiện trạng Quản lý rừng ngập mặn và bờ biển dựa trên kỹ thuật lập bản đồ cải tiến trong đó dùng băng ghi hình bờ biển, hình ảnh viễn thám vệ tinh, khảo sát hiện trường với sự cộng tác của trường Đại học Queensland.
• Triển khai các biện pháp kỹ thuật khôi phục rừng ngập mặn với hệ thống quản lý vườn ươm tiên tiến và phục hồi thành công rừng ngập mặn cùng với hàng rào bảo vệ bằng cừ tràm nhằm giữ bùn và giảm tác động của sóng.
• Rà soát qui chế quản lý rừng ngập mặn ven biển theo chính sách 7:3 đang được thử nghiệm tại Kiên Giang trong đó các hộ dân được sử dụng 30% diện tích đất rừng được giao vào các hoạt động sinh kế, và đất sẽ bị thu hồi nếu không được sử dụng theo đúng quy định.
• Sử dụng bản đồ mới trong quy hoạch và quản lý khu vực ven biển. Cán bộ của Phân viện điều tra quy hoạch rừng Nam bộ cũng được tập huấn về kỹ thuật bản đồ.

Thiết kế đê biển hiệu quả để hạn chế xói lở.

Đề xuất và thực hiện giải pháp sử dụng gỗ tràm, ví dụ như làm đồ gỗ chất lượng cao và làm hàng rào bảo vệ khi trồng rừng ngập mặn ven biển.

Thiết lập các mô hình trình diễn nhằm nâng cao hiệu quả rừng tràm bằng phương pháp phân bón, mật độ trồng và chế độ tỉa thưa hợp lý.

Triển khai các chương trình sinh kế bền vững, nhất là cho phụ nữ tham gia dựa trên sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Xuất bản hàng loạt các tờ thông tin, nghiên cứu điển hình, và bảng áp phích mô tả chi tiết các kết quả của dự án bằng tiếng Anh và tiếng Việt và trình bày một số kết quả trong các Hội nghị chuyên đề quốc tế.

>> Tải bản đầy đủ

Nguồn: Tổ Chức Hợp Tác Quốc Tế Đức (GIZ) GmbH
Dự án Bảo tồn và Phát triển khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang

Tin khác đã đăng