Tập huấn và truyền thông môi trường và BĐKH tại cộng đồng



Tài liệu này được biên soạn bởi Dự án SYNERGIES, một dự án do EU tài trợ và được thực hiện bởi tổ chức GRET cùng các đối tác là tổ chức CRD, Trung tâm Sông Hồng, ARECA và HADEVA. Những thông tin trong tài liệu này là quan điểm của nhóm biên soạn do vậy không phản ánh quan điểm của nhà tài trợ trong bất kỳ hình thức nào.

Cố vấn

Nguyễn Hữu Ninh- Trưởng đại diện GRET Việt Nam

Nhóm biên soạn

Phan Ngụy Trường- Trưởng nhóm
Trần Thanh Loan
Nguyễn Thị Hồng
Đỗ Ngọc Biền
Nguyễn Trọng Quỳnh Mây
Bùi Văn Lượng

Các từ viết tắt
ONMT Ô nhiễm môi truờng
BDKH Biến đổi khí hậu
THV Tập huấn viên
TTV Truyền thông viên
CTMTQG Chuơng trình mục tiêu Quốc gia
QH Quốc hội
BVTV Bảo vệ thực vật
MTQG Mục tiêu Quốc gia
CTNH Chất thải nguy hại
CQQLNNMT Cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường
BHYT  Bảo hiểm y tế
CPSH  Chế phẩm sinh học

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VÀ CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI  TRƯỜNG VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
MỘT SỐ THUẬT NGỮ 
BÀI 1: KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ Ô NHIỄM MÔI TRUỜNG VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
BÀI 2: MỘT SỐ VĂN BẢN PHÁP LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH VỀ MÔI TRUỜNG VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
BÀI 3: SỬ DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC XỬ LÝ Ô NHIỄM MÔI TRUỜNG NÔNG THÔN
BÀI 4: PHÂN LOẠI RÁC THẢI TẠI NGUỒN
BÀI 5: SỬ DỤNG NĂNG LUỢNG TIẾT KIỆM & HIỆU QUẢ TRONG GIA ĐÌNH
BÀI 6: HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG CHUỒNG TRẠI CHĂN NUÔI AN TOÀN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

CHƯƠNG II: MộT SỐ KỸ NĂNG VÀ PHƢƠNG PHÁP TẬP HUẤN, TRUYỀN THÔNG CÓ SỰ THAM GIA 
Bài 1: CHUẨN BỊ PHÒNG HỌP VÀ CÔNG CỤ TRỰC QUAN
Bài 2: MỘT SỐ PHUƠNG PHÁP THÔNG DỤNG
Bài 3: MỘT SỐ KỸ NĂNG CƠ BẢN
BÀI 4: MỘT SỐ KỸ NĂNG XỬ LÝ TÌNH HUỐNG

CHƯƠNG I
NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VÀ CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Một số thuật ngữ

Môi truờng
“Môi truờng bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con nguời và thiên nhiên.” (Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường 2005).

Ô nhiễm môi truờng
Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam:
“Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm Tiêu chuẩn môi trường”.
Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nuớc thải), rắn (chất thải rắn) chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ. Tuy nhiên, môi trường chỉ được coi là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng, nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến con người, sinh vật và vật liệu.

Ô nhiễm nước

Hiến chương châu Âu về nước đã định nghĩa:
“Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã “.
– Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả xác chết của chúng.
– Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vào môi trường nước.

Ô nhiễm đất

“Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi các chất ô nhiễm”.
Người ta có thể phân loại đất bị ô nhiễm theo các nguồn gốc phát sinh hoặc theo các tác nhân gây ô nhiễm. Nếu theo nguồn gốc phát sinh có:
– Ô nhiễm đất do các chất thải sinh hoạt.
– Ô nhiễm đất do chất thải công nghiệp.
– Ô nhiễm đất do hoạt động nông nghiệp.
Tuy nhiên, môi trường đất có những đặc thù và một số tác nhân gây ô nhiễm có thể cùng một nguồn gốc nhưng lại gây tác động bất lợi rất khác biệt. Do đó, người ta còn phân loại ô nhiễm đất theo các tác nhân gây ô nhiễm:
Ô nhiễm đất do tác nhân hoá học: Bao gồm phân bón N, P (dư lượng phân bón trong đất), thuốc trừ sâu (clo hữu cơ, DDT, lindan, aldrin, photpho hữu cơ v.v.), chất thải công nghiệp và sinh hoạt (kim loại nặng, độ kiềm, độ axit v.v…).
– Ô nhiễm đất do tác nhân sinh học: Trực khuẩn lỵ, thương hàn, các loại ký sinh trùng (giun, sán v.v…).
– Ô nhiễm đất do tác nhân vật lý: Nhiệt độ (ảnh hưởng đến tốc độ phân huỷ chất thải của sinh vật), chất phóng xạ (U ran, Thori,…)

Ô nhiễm không khí

“Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự toả mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi)”.

Chất thải nguy hại

Theo Luật Bảo vệ Môi trường 2005, một chất thải được xác định là CTNH khi chúng có chứa một hoặc toàn bộ các yếu tố như: độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác, hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại tới môi trường và sức khoẻ con người. CTNH có thể tồn tại ở dạng như rắn, lỏng, bùn, khí hoặc dạng khác.

Chất thải rắn

Chất thải là những nguyên nhiên vật liệu được thải bỏ trongsản xuất và đời sống sinh hoạt hàng ngày.Rác thải bao gồm chất thải rắn như: polymer tổng hợp, nhựa, bao nilon, mảnh vỡ thuỷ tinh…Chất bán rắn như: bột nhão, bùn thải, vữa cặn dầu…Rác thải có nhiều nguồn gốc khác nhau. Nhưng chủ yếu, rác cónguồn gốc từ các hoạt động của con người, trong các hoạt độngsản xuất, sinh hoạt và từ các dịch vụ phục vụ cho con người.

Đa dạng sinh học

“Đa dạng sinh học là sự phong phú về nguồn gen, về giống, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên”.
Đa dạng sinh học được xem xét theo 3 mức độ:
– Đa dạng sinh học ở cấp loài bao gồm toàn bộ các sinh vật sống trên trái đất, từ vi khuẩn đến các loài thực, động vật và các loài nấm.
– Ở cấp quần thể đa dạng sinh học bao gồm sự khác biệt về gen giữa các loài, khác biệt về gen giữa các quần thể sống cách ly nhau về địa lý cũng như khác biệt giữa các cá thể cùng chung sống trong một quần thể.
– Đa dạng sinh học còn bao gồm cả sự khác biệt giữa các quần xã mà trong đó các loài sinh sống và các hệ sinh thái, nơi mà các loài cũng như các quần xã sinh vật tồn tại và cả sự khác biệt của các mối tương tác giữa chúng với nhau.

Hệ sinh thái

“Hệ sinh thái là hệ thống các quần thể sinh vật sống chung và phát triển trong một môi trường nhất định, quan hệ tương tác với nhau và với môi trường đó”.

Hiệu ứng nhà kính

“Kết quả của sự của sự trao đổi không cân bằng về năng lượng giữa trái đất với không gian xung quanh, dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển trái đất. Hiện tượng này diễn ra theo cơ chế tương tự như nhà kính trồng cây và được gọi là Hiệu ứng nhà kính”.

Biến đổi khí hậu

“Biến đổi khí hậu trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo”

Nguy cơ tổn thương (do tác động của BDKH)

Mức độ mà một hệ thống (tự nhiên, xã hội, kinh tế) có thể bị tổn thương do BĐKH, hoặc không có khả năng thích ứng với những tác động bất lợi của biến đổi khí hậu.

Quản lý môi trường

“Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế xã hội quốc gia”.
Các mục tiêu chủ yếu của công tác quản lý nhà nước về môi trường bao gồm:
– Khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường phát sinh trong hoạt động sống của con người.
– Phát triển bền vững kinh tế và xã hội quốc gia theo 9 nguyên tắc của một xã hội bền vững do hội nghị Rio-92 đề xuất. Các khía cạnh của phát triển bền vững bao gồm: Phát triển bền vững kinh tế, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, không tạo ra ô nhiễm và suy thoái chất luợng môi trường sống, nâng cao sự văn minh và công bằng xã hội.
– Xây dựng các công cụ có hiệu lực quản lý môi trường quốc gia và các vùng lãnh thổ. Các công cụ trên phải thích hợp cho từng ngành, từng địa phương và cộng đồng dân cư.

Chính sách môi trường

“Chính sách môi trường là những chủ trương, biện pháp mang tính chiến lược, thời đoạn, nhằm giải quyết một nhiệm vụ bảo vệ môi trường cụ thể nào đó, trong một giai đoạn nhất định “. Chính sách môi trường cụ thể hoá Luật Bảo vệ Môi trường (trong nước) và các Công ước quốc tế về môi trường. Mỗi cấp quản lý hành chính đều có những chính sách môi trường riêng. Nó vừa cụ thể hoá luật pháp và những chính sách của các cấp cao hơn, vừa tính tới đặc thù địa phương. Sự đúng đắn và thành công của chính sách cấp địa phương có vai trò quan trọng trong đảm bảo sự thành công của chính sách cấp trung ương

>> Tải bản đầy đủ

Nguồn: EU, GRET, Trung tâm Sông Hồng, ARECA và HADEVA.

Tin khác đã đăng